Kinh Thập thiện nghiệp đạo
Thập thiện
1- Không sát sanh
2- Không trộm cướp
3- Không tà hạnh
4- Không nói dối
5- Không nói hai lưỡi
6- Không nói lời hung dữ
7- Không nói lời trau chuốt
8- Không tham dục
9- Không sân giận
10- Không tà kiến
__________
• Kinh Thập thiện nghiệp đạo:
[Audio] https://youtu.be/mglSA1iOoZw
[File đọc] https://shorturl.at/dCN14
Nhằm tăng trưởng tinh tấn trên đường tu học, Khải Toàn nhận thấy nhĩ căn lợi hơn nhãn căn, tai nghe nhớ nghĩ thông hơn mắt đọc, Khải Toàn dành thời gian ghi âm lại bài kinh, trước là giúp mình, sau là cúng dường đến chư vị thiện duyên
Khuyến thiện chư vị tìm nghe kinh Thập thiện 80 tập, do PS Tịnh Không giảng
Kinh
KINH TH ẬP THIỆN – GIẢNG GIẢI
THÍCH THANH TỪ (DL 1998 – PL 2542)
Kinh Thập Thiện là một quyển kinh nhỏ ghi lại buổi thuyết pháp của Phật cho cả cư sĩ lẫn người xuất gia, hoặc cho các loài thủy tộc nhẫn đến bậc A-la-hán và Bồ-tát. Xét hội chúng dự buổi thuyết pháp này, chúng ta nhận định được giá trị quyển kinh thế nào rồi.
Pháp Thập thiện là nền tảng đạo đức, cũng là nấc thang đầu trên cây thang giải thoát. Cho nên bất cứ người tu tại gia hay xuất gia, pháp Tiểu thừa hay Đại thừa cũng lấy Thập thiện làm chỗ lập cước căn bản.
Bỏ pháp Thập thiện thì mọi pháp tu khác đều không đứng vững. Vì thế, người học đạo buổi ban đầu phải thâm nhập pháp Thập thiện, sau đó mới tiến lên tu các pháp Thiền định…
Song người đời vẫn còn hoang mang chưa quyết định được nghĩa thiện và ác. Bởi vì họ thấy có những việc ban đầu làm dường như thiện, về sau trở thành ác.
Ngược lại, có những việc ban đầu thấy như ác, về sau lại thiện. Hoặc một hành động, mà ở địa phương này cho là thiện, ở địa phương khác lại cho là ác, thời gian trước bảo là thiện, thời gian sau nói là ác, khiến mọi người ngờ vực ý nghĩa thiện ác trên thế gian. Đọc kỹ và nghiền ngẫm chín chắn quyển kinh Thập Thiện, chúng ta sẽ giải quyết được những hoang mang ngờ vực trên.
Chúng tôi dịch và giảng quyển kinh này, được các Thiền sinh ghi chép lại và cho ấn hành phổ biến. Để nói lên lòng tùy hỉ của mình, tôi viết lời đầu sách để giới thiệu với quí độc giả.
THÍCH THANH TỪ. Viết tại Thiền viện Thường Chiếu. Ngày 27-08-1997
KINH THẬP THIỆN – Giảng Giải
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới, nếu chỉ bấy nhiêu giới đó mà tu thì kết quả mạng chung tái sanh làm người và được an ổn tương đối, chớ chưa tiến xa trên đường giác mà Phật đã dạy.
Thế nên muốn tiến thêm thì phải tu Thập thiện. Có tu Thập thiện mới tiến dần từ vị trí của người tại gia đến xuất gia, hay tiến dần từ cõi người đến cõi trời và các quả Thánh. Vì vậy, pháp Thập thiện là bước tiến thứ hai của người tu tại gia.
Người xuất gia tu hành để được giải thoát thì tu pháp Tứ đế, hoặc quán Thập nhị nhân duyên hay hành Lục độ vạn hạnh đều phát nguồn từ Thập thiện. Nếu không tu Thập thiện thì dù thực hành pháp gì cũng không giải thoát được. Nên người xuất gia cũng y cứ pháp Thập thiện làm gốc, vì chỉ nói giáo lý cao siêu mà không tu Thập thiện, e giáo lý cao siêu ấy trở thành huyền hoặc.
Bởi thế Thập thiện đối với người xuất gia rất hệ trọng, chính là nền tảng đạo đức. Nếu nền tảng căn bản đạo đức ở dưới thiếu, mà muốn tiến lên quả vị Thanh văn, Duyên giác, hay cầu chứng quả từ Sơ địa đến Thập địa Bồ-tát, hoặc cầu quả Phật thì khó thành tựu. Vì vậy người xuất gia không thể bỏ qua pháp Thập thiện mà tu các pháp giải thoát được.
Rộng hơn, pháp Thập thiện đối với nhân gian, nếu mọi người biết ứng dụng trong đời sống thì gia đình, xã hội, quốc gia, thế giới sẽ được văn minh. Nền văn minh đó mới là nền văn minh chân thật. Kinh Thế Ký thuộc hệ A-hàm có ghi về kiếp tăng và kiếp giảm của nhân loại như sau:
“Ở thế gian vào thời kiếp tăng, con người sống đến tám mươi bốn ngàn tuổi, sau đó giảm dần còn bảy vạn, sáu vạn, năm vạn… cho tới hai trăm và ngày nay con người sống khoảng một trăm tuổi. Sở dĩ tuổi thọ và phước báo của con người suy giảm là do không tu pháp Thập thiện, mà ngược lại còn làm thập ác. Nếu mười điều ác càng ngày càng tăng thì phước báo tuổi thọ con người càng ngày càng giảm.
Giảm cho đến khi nào mười điều ác dẫy đầy, không ai còn biết làm thiện và nghe danh từ thiện, thì tuổi thọ con người giảm xuống tột cùng chỉ còn mười tuổi thôi. Lúc bấy giờ tai họa cũng tràn trề không thể kể lường, nên nói: “thiên tai vạn họa không lường được”.
Nguyên do bởi con người tạo thập ác. Qua kiếp giảm con người làm ác cùng cực, chợt thức tỉnh tu thiện từ một cho đến mười điều thiện thì, phước báo tuổi thọ con người tăng dần lên đến tám mươi bốn ngàn tuổi và thế giới trở thành an lạc hạnh phúc vô cùng.”
Như vậy nếu con người cùng gây ác nghiệp dẫy đầy thì thế giới tai họa liên miên.
Nếu con người biết tu Thập thiện thì thế giới loài người an vui như cõi Cực Lạc.
Vậy xã hội loài người muốn được an vui cũng phải lấy Thập thiện làm căn bản. Người tu từ cư sĩ tại gia cho đến xuất gia và người thế gian, nếu biết áp dụng pháp tu Thập thiện trong cuộc sống thì được bình an hạnh phúc. Người xuất gia thì mau tiến đến quả giải thoát. Người đời thì phước báo ngày càng lớn, tuổi thọ ngày càng tăng. Có nhiều người tu nghe nói mười điều lành, tưởng là pháp tu của người cư sĩ nên xem thường.
Nhưng kỳ thật mười điều lành này, nếu chúng ta tu viên mãn thì có hiệu dụng tự do giải thoát trong đời tu.
GIẢNG ĐỀ KINH
Kinh Thập Thiện nói đủ là “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”.
Kinh là những lời giáo huấn của đức Phật, vừa hợp với chân lý vừa hợp với căn cơ của người nghe. Dù ở trong bối cảnh nào người nghe ứng dụng tu hành đều được lợi ích lớn. Lời giáo huấn của Phật trải qua ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai không dời đổi, không sai lệch, nên được kết tập lại gọi là Kinh.
Thập thiện là mười điều lành. Thế nào là điều lành, thế nào là điều chẳng lành? Ai cũng khuyên ăn hiền ở lành, làm lành làm phải, song bản chất của điều lành như thế nào thì chưa biết rõ.
Có nhiều người giải nghĩa: lành là không dữ, dữ thì không phải lành, hoặc lành là hiền, là tốt…
Nói như vậy là giải thích nghĩa trống rỗng, không có lẽ thật. Người đời có chút trình độ học vấn, hay lúng túng về vấn đề thiện ác. Giả sử một nhà giáo dạy học trò, gặp học trò khó dạy nên phải đánh răn phạt nó. Đánh xong cảm thấy lương tâm ray ứr t hối hận, tự trách mình là nhà mô phạm đánh đập người ta là đã làm điều dữ rồi! Người học trò bị đánh nhìn thầy giáo với đôi mắt không cảm tình, vì cho thầy giáo là người hung dữ. Vậy, thầy giáo đánh học trò khi nó ngỗ nghịch khó dạy có phải dữ không? Những việc này cần phải giản trạch rõ ràng, kẻo hiểu lầm rồi hành động sai.
Ngược lại, có nhiều đứa trẻ ngỗ nghịch thiếu giáo dục, gặp ai nó cũng chửi bới phá phách. Có người biết, không quở trách không đánh phạt, mà còn mở lời ngọt ngào khen ngợi. Người như thế có hiền không? Vậy điều lành điều dữ giá trị ở chỗ nào? Chúng ta cần phải phân định cho rõ ràng, thế nào là điều lành thế nào là điều dữ, để khi làm việc không bị hoang mang do dự.
Phàm làm việc gì, đứng về mặt thời gian, hiện tại, vị lai mình và người đều được lợi ích, thì điều đó là lành. Hoặc hiện tại mình bị thiệt thòi mà người được lợi ích, đó cũng là lành.
Hay hiện tại mình bị thiệt thòi mà tương lai được lợi ích, đó cũng là lành. Ngược lại hiện tại mình được lợi lộc mà vị lai bị khốn khổ, điều đó không phải là lành. Hoặc hiện tại mình được lợi mà người bị hại thì điều đó không phải là lành. Ví dụ thầy giáo đánh học trò, hiện tại thì thấy thầy giáo bị thiệt thòi vì đã lao nhọc lại còn mang tiếng không tốt. Nhưng vì lợi ích của học trò, mà phải rầy phạt cho nó học và ngoan để mai sau nó có đủ tài đức, thành người tốt, hữu dụng trong xã hội.
Lúc đầu thấy như thầy giáo bị thiệt thòi và học trò cũng bị thiệt thòi. Nhưng về sau thì học trò trở thành người tốt trong xã hội, trò biết ơn thầy đã giúp cho trò trở nên người tài đức. Như vậy cả thầy lẫn trò ở hiện tại bị thiệt thòi mà ở vị lai được lợi ích. Hoặc thấy người nghèo khổ, ta đem tiền của đến giúp họ. Lúc đầu thấy như ta bị thiệt thòi vì phải bỏ tiền bỏ công ra để giúp. Nhưng người được giúp bớt khổ được vui, khi thấy người vui ta cũng vui lây.
Vậy hiện tại ta và người được vui, mai sau cũng được vui. Đó cũng là điều thiện. Ngược lại trường hợp đứa học trò ngỗ nghịch lêu lổng không chịu học hành, thầy giáo không rầy không phạt, để nó muốn làm gì thì làm. Hiện tại thấy như ông thầy tốt, vì không có những lời nói và hành động xúc phạm đến học trò. Nhưng đứa học trò hư hỏng, mai sau trở thành những người xấu ác trong xã hội.
Thái độ của ông thầy như thế không gọi là lành. Đó là đứng về mặt thời gian mà phân định điều lành hay dữ. Thế nên có nhiều hành động thoáng thấy như dữ, nhưng bản chất lại là lành. Rồi cũng có nhiều hành động thoáng nhìn như lành mà bản chất lại là dữ. Như vậy yếu tố lành hay dữ, phải xét đến hậu quả ở vị lai tốt hay xấu mà đoán định. Chớ cạn cợt nhìn thấy việc làm ở hiện tại mà quyết đoán e không đúng, mà phải xét tận kết quả ở vị lai.
Lại nữa, yếu tố thiện ác còn phải đứng về mặt không gian, điều lợi ích phải đem đến cho nhiều người, mới đoán định được. Nếu một việc làm có hại chỉ một người mà có lợi hàng trăm hàng ngàn người, thì việc làm đó cũng được coi là thiện. Trong kinh nói về tiền thân của Phật có kể câu chuyện: Có một Tôn giả cùng đi thuyền chung với đoàn người buôn. Khi thuyền ra giữa sông lớn, trong thuyền có kẻ bất lương sắp ra tay giết đoàn người buôn để đoạt của. Tôn giả liền giết kẻ bất lương đó để cứu đoàn người buôn.
Hành động của Tôn giả tuy ác với người bất lương, nhưng thiện đối với đoàn người buôn. Làm như vậy tuy có tội với một người mà cứu được nhiều người. Thế nên phân định thiện ác phải nhìn rộng rãi như vậy.
Đứng về mặt thời gian hiện tại có lợi, vị lai cũng có lợi, hoặc hiện tại tuy không có lợi mà vị lai thì có lợi. Hoặc giả khi hành động tuy thiệt thòi một hai người mà vị lai lợi ích cả trăm ngàn người, những trường hợp như thế được xem là thiện chớ không phải là ác. Hiểu rõ ràng như vậy mới không lầm, chớ nhiều khi chúng ta cho điều đó là thiện kỳ thật lại là ác. Chẳng hạn như những bà mẹ cưng con, con muốn điều gì là chiều theo điều ấy, không dám rầy nó, rốt sau con thành đứa hư hèn. Thoạt nhìn thấy như bà mẹ đó hiền, song rốt cuộc lại hóa thành dữ, vì làm hư đứa con.
Ngày xưa ở Trung Hoa có Khấu Chuẩn, thuở nhỏ ông lêu lổng rong chơi trốn học hoài. Mẹ ông thấy con hư hèn khó dạy, bà buồn lòng. Một hôm bà mẹ cầm trái cân chọi ông, trái cân chạm vào chân làm ông bị thương tích. Nhờ vậy mà ông sợ, không dám trốn học nữa và chăm lo học hành. Sau ông trở thành người tài giỏi, thì mẹ đã mất. Mỗi khi nhìn thấy vết thẹo trên chân là ông nhớ mẹ, ông khóc…
Thoáng nhìn qua thấy như mẹ ông Khấu Chuẩn ác, nhưng chính nhờ thái độ cứng rắn của bà, giúp cho Khấu Chuẩn trở thành người tốt. Vì vậy hành động ném quả cân của bà được xem là thiện.
Trong lãnh vực tu hành, vì không phân biệt được thiện ác, nên có nhiều người thiện mà lầm tưởng là ác. Chẳng hạn một vài Phật tử vào chùa thấy thầy Trụ trì phạt mấy chú Điệu quì hương. Mấy chú quì tàn cây hương mất hơn một tiếng đồng hồ, hai đầu gối bị lõm vào đỏ ửng. Phật tử ấy nóng ruột, ngầm trách thầy Trụ trì thiếu từ bi, nhẫn tâm hành phạt người tu chịu đau đớn khổ sở. Như vậy thầy Trụ trì có thiếu từ bi không?
– Không. Tại sao? Vì các chú Điệu vào chùa tu, từ cơm ăn, áo mặc, chỗ ở đến thuốc thang đều do thí chủ ủng hộ cúng dường. Nếu các chú lười biếng không chịu học Phật pháp, không tụng kinh ngồi thiền, cứ lêu lổng chơi đùa, thầy Trụ trì không răn phạt, để các chú Điệu hư hỏng làm sao có đủ đức hạnh và trí tuệ hầu đáp ơn thí chủ? Sau khi chết vì chồng chất nợ nần nghiệp tội nên bị đọa. Vì tránh tội cho đệ tử, mà thầy Trụ trì phải răn phạt cho đệ tử sửa đổi. Nếu răn phạt mà không sửa đổi thì phải trục xuất. Hành động của thầy Trụ trì mới thấy như ác, nhưng xét kỹ thì quá từ bi.
Tóm lại, điều thiện là việc làm trong hiện tại, mình cùng người đều được lợi ích và nhiều đời vị lai cũng được an vui. Hoặc hiện đời tuy mình bị thiệt thòi, người cũng có chút ít thiệt thòi, nhưng vị lai mình cùng người đều được lợi ích an vui. Đó là điều thiện. Ngược lại, việc làm hiện tại mình có lợi mà di hại cho người, hoặc hiện tại mình có hại, người có hại, cho đến mai sau mình và người cùng đau khổ. Đó là việc ác.
Nghiệp là tác động của thân khẩu ý lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Và khi thành thói quen nó có ứsc mạnh dẫn người đi thọ quả báo hoặc vui hoặc khổ. Thế thường, người đời khi gặp cảnh sướng hay khổ thì nói số phận mình như vậy là phải chịu như vậy. Song, nếu là Phật tử có đổ thừa số phận và chấp nhận số phận như người đời không? – Không. Vì nói như thế thì không thông lý nhân quả nghiệp báo. Lẽ ra Phật tử khi gặp cảnh khổ hay vui thì phải nói: “do nghiệp mình đã tạo, nên mình phải chịu”, chớ không nên nói do số phận. Tại sao như vậy? – Vì nhân quả nghiệp báo rất cụ thể và tế nhị.
Tục truyền lâu đời, chúng ta ai cũng thầm nghĩ rằng: Con người sanh ra là do Thượng đế hay Tạo hóa sắp định sẵn số phận. Hễ sanh ra đời, cuộc sống vui khổ như thế nào là chịu như thế ấy, không thay đổi được. Hoặc có quan niệm: Con người sanh ra là do số mạng đời trước đã định sẵn. Bởi số mạng định sẵn nên phải sao chịu vậy. Thế nên gặp cảnh khổ, nói “tại số tôi khổ”, gặp cảnh sướng thì nói “tại số tôi sướng”. Hoặc quan niệm “đời người sanh ra là do rủi may, rủi thì khổ, may thì vui, được là may, mất là rủi…”, chớ sự sướng khổ của con người không do nhân duyên.
Cả ba thuyết trên, quí vị có người nào không mắc kẹt không? Nếu không đổ thừa Tạo hóa thì đổ thừa số mạng, không đổ thừa số mạng thì đổ thừa rủi may. Cả ba thuyết trên Phật giáo không thừa nhận, mà Phật nói: “Con người sanh ra kẻ khổ người sướng là do nghiệp.”
Vậy Nghiệp của đạo Phật có khác với Tạo hóa, có khác với số mạng, có khác với rủi may không?
Trong kinh A-hàm (Agama) Phật dạy: “Chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người vui sướng kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.” Những tác động từ nơi tâm gọi là ý nghiệp, nơi miệng gọi là khẩu nghiệp, nơi thân gọi là thân nghiệp.
Thân khẩu ý của con người tạo nên nghiệp, vì vậy mà khổ vui là do mình tạo, chớ không do ai khác, cũng không phải Tạo hóa sắp định, cũng không do số mạng hay may ủr i gây nên. Thí dụ một chú thanh niên thương một cô thiếu nữ, nhưng cô thương người khác, nên chú thất tình đau khổ. Một hôm chú thức tỉnh, tự trách mình là ngu dại. Từ đó chú buông bỏ tâm luyến ái cô gái ấy, nên hết đau khổ. Như vậy, cái khổ của chú thanh niên đó do ai tạo? Do cô gái, do Tạo hóa, do số mạng, do rủi may, hay do chú? – Do tâm ý chú mê lầm nên chú mới khổ! Vậy khi mình khổ đổ thừa ai?
– Không đổ thừa ai cả, mà phải xét lại mình, coi nghiệp mình tạo có lỗi chỗ nào, để chuyển hóa nó. Chú thanh niên lầm tưởng cô gái thương chú, nên chú thương cô. Nhưng sự thật thì cô gái thương người khác, nên chú khổ. Khi chú biết chú lầm, liền chuyển nghiệp ý bằng cách buông bỏ lòng luyến ái cô gái là chú hết khổ.
Lại một ví dụ nữa: Ông A là người tương đối lương thiện, ông có một người bạn không tốt hay trộm cắp của người. Một hôm người bạn ông trộm được một món đồ quí, trị giá độ năm bảy triệu đồng. Khi bị mất đồ chủ nhà báo động tìm kiếm. Bạn ông A tới nhà ông, nói: “Lâu nay ai cũng biết anh lương thiện, anh làm ơn cất giùm tôi món đồ này, sau tôi bán sẽ chia cho anh vài ba triệu.” Ông A dấy khởi lòng tham nhận giữ của phi nghĩa đó.
Người bạn ăn trộm bị bắt, bị tra khảo liền khai của quí ấy gởi tại nhà ông A, nên ông A cũng bị bắt lây. Khi bị bắt ông A ở tù đau khổ. Vậy cái khổ của ông A là tại ai? Có phải tại Tạo hóa xếp bày cho ông A ở tù không? Hay tại năm nay ông A rủi ro? Hay tại số mạng của ô ng A là ph ải ở tù?
Rõ ràng tại ô ng A khô ng làm chủ đ ược lò ng tham, để cho ý ông tạo nghiệp ác khiến cho thân ông làm ác, nên ông phải chịu khổ. Nếu lúc lòng tham dấy khởi ông chuyển được, ông từ chối không nhận cất của phi nghĩa để được chia tiền, thì ông đâu có bị bắt và bị ở tù vì tội chứa đồ gian!
Vậy, trước một hoàn cảnh con người có thể bị khổ mà cũng có thể không khổ. Nghĩa là chỉ trong năm mười phút đồng hồ, nếu con người hành động với trí tuệ sáng suốt thì chúng ta chuyển được khổ. Cũng chỉ trong năm mười phút, con người hành động với tham sân thì bị đau khổ.
Khổ hay không khổ là do hạnh nghiệp của con người thiện hay ác mà ra vậy. Nếu biết do nghiệp ý của mình tham lam nên bị tù đày, cố gắng chuyển tâm niệm tham lam trở thành thanh bạch thì không khổ. Ngược lại không có trách nhiệm với hành động của mình, cứ đổ thừa cho số mạng, cho rủi may, thì không bao giờ sửa đổi nghiệp chẳng lành của mình, dĩ nhiên là phải khổ. Đó là tôi nói nghiệp ở hiện tại.
Sau đây là nghiệp ở quá khứ kết tụ quả trong đời hiện tại và vị lai. Có người vừa được sanh ra là đã giàu sang sung sướng. Như vậy là do cái gì định? Có phải do số mạng định không? – Cũng không. Chúng ta nên biết nghiệp quả trong đạo Phật nói thông cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Nghiệp không phải chỉ thành tựu quả báo trong một đời. Có nhiều nghiệp tạo trong đời này, quả báo kết tụ cũng trong đời này, như ông A chứa đồ gian ở trên. Lại cũng có những nghiệp tạo ở hiện tại, mai sau mới thọ quả báo.
Ví dụ ông Xoài hiện tại có thế lực giàu sang, ông làm khốn khổ ông Mít là người láng giềng. Lúc bấy giờ ông Mít cô thế nên nuốt hận. Vài mươi năm sau ông Mít có thế lực, ông Xoài thì cô thế, nên ông Mít báo thù ông Xoài, khiến ông Xoài điêu đứng khổ sở. Khi bị ông Mít báo thù thì ông Xoài tức tối kêu oan: “Tại sao người ta quá hung ác hại tôi khốn khổ như thế này?” Quí vị thấy ông Xoài có oan không? – Không. Ông đã tạo nghiệp xấu với ông Mít mà ông quên, khi quả báo chẳng lành của nghiệp xấu kết tụ thì ông lại than trách. Đó là do ông không thấy được nghiệp xấu của ông đã tạo.
Lại nữa, nghiệp của đời quá khứ trong kinh A-hàm Phật nói: “Những chúng sanh nào nơi thân khẩu ý tạo nghiệp ác, thì khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ. Ngược lại những chúng sanh nào nơi thân khẩu ý tạo nghiệp lành, thì khi thân hoại mạng chung được sanh vào cõi lành. Và một phen sanh ra rồi chết đi, chết đi rồi sanh lại, cứ sanh rồi tử, tử rồi sanh không biết bao nhiêu lần.”
Nhưng mỗi lần sống chết đó, thọ biết bao nỗi khổ niềm vui, do thân khẩu ý đã tạo nghiệp thiện hay ác ở đời trước. Xin hỏi quí vị lớn tuổi, xét lại chúng ta từ lúc biết đi đứng nói năng, cho đến nay bốn năm mươi tuổi, hoặc sáu bảy mươi tuổi, có ai làm lành hoàn toàn không? Hay có khi làm cho người được lợi ích vui cười, lại cũng có lúc làm cho người buồn phiền đau khổ?
Đời này chúng ta vừa làm lành và cũng vừa làm ác. Lấy đó mà xét, đời trước cũng vậy, một trăm điều, chúng ta làm được bảy tám chục điều lành là tối đa, còn lại vài ba chục là điều ác. Vì vậy mà đời này sanh ra tuy cũng được giàu sang sung sướng, nhưng lâu lâu cũng có xảy ra tai nạn đau khổ.
Người không thấu hiểu nhân quả thông cả ba đời thì sẽ than trách: “Tại sao tôi ăn ở hiền lành, mà gặp phải những chuyện bất tường khổ đau?” Ở đời có ai lương thiện hoàn toàn đâu? Như chúng ta thấy trong đời hiện tại tuy biết tu làm lành, nhưng thỉnh thoảng bất giác cũng làm cho người buồn khổ. Thế nên thỉnh thoảng chúng ta cũng gặp khổ, cũng có buồn là do nghiệp thiện và ác mà chúng ta đã tạo xen lẫn ở đời trước đó vậy. Khi gặp khổ đừng đổ thừa cho ai cả, mà phải biết: Trước mình đã tạo nhân rồi nên đời này phải thọ nhận quả.
Và cũng có nhiều người tuy họ ác, nhưng đâu phải suốt đời họ làm ác hết, mà thỉnh thoảng họ cũng có làm một hai điều lành.
Nên những người nghèo khổ thỉnh thoảng cũng có vài niềm vui. Vậy muốn cho đời sau được an vui hết khổ thì, ngay bây gời tránh những việc khiến cho người đau khổ và làm những việc giúp cho người hiện tại được lợi ích sau cũng an vui. Đó là tạo nghiệp lành, ngược lại là tạo nghiệp ác.
Như vậy, nghiệp trong đạo Phật khác với số mạng mà người đời đã nghĩ. Số mạng đã định rồi thì bó tay bất lực, không chuyển đổi được, đành chịu vậy. Còn nghiệp thì chuyển đổi được. Vì nghiệp là hành vi tạo tác của con người. Tạo tác xấu ác thì khổ, biết đó là việc ác khổ, liền đổi làm việc lành thì được an vui.
Ví dụ ông Xoài tiêu pha phung phí nên mắc nợ, bị chủ nợ vây đòi làm phiền phức. Muốn cho hết nợ, ông Xoài phải siêng năng làm việc, ăn tiêu chừng mực, dành tiền để trả nợ, trả một thời gian là dứt nợ, không ai đến quấy rầy ông, ông được an ổn. Đó là cách chuyển nghiệp thực tế không ai phủ nhận được. Nếu tin theo số mạng cho rằng số tôi nghèo phải mang nợ, dù có cố gắng làm cũng vô ích vì không chuyển đổi được, đành chịu nghèo, nợ nần vây phủ…
Chuyển nghiệp bằng hai cách: Cách thứ nhất là đối trước của cải quí đắt tiền, lòng tham dấy khởi, biết đó là ý nghiệp ác, liền buông xả niệm tham, thì nghiệp thân không theo ý để tạo duyên lấy của người, không bị người bắt bớ, bỏ tù, đánh đập. Đó là chuyển nghiệp ý ác ngay khi khởi. Trường hợp thứ hai là đang ở trong cảnh nghèo túng bệnh tật, ráng ăn ở hiền lành, làm điều phước đức, khiến cho nghiệp ác quá khứ mòn dần thì sẽ được an vui. Đó là chuyển nghiệp quá khứ từ từ. Người hiểu được lý nghiệp báo thì có sức mạnh tinh thần, không yếu đuối trốn tránh trách nhiệm mà mình đã tạo. Không làm ác gây đau khổ cho người, luôn nghĩ nói làm thiện, tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh an vui, xây dựng xã hội tốt đẹp.
Tóm lại, kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là mười điều lành, Phật dạy cho chúng sanh nên làm để đi đến chỗ an ổn vui vẻ.
GIẢNG VĂN KINH
Kinh nói:
Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Ta-kiệt-la Long cung, dữ bát thiên đại Tỳ-kheo chúng, tam vạn nhị thiên Bồ-tát ma-ha-tát câu.
DỊCH:
Tôi nghe như vầy: Mộ t thuở nọ đức Phật ở tại cung Rồng Ta-kiệt-la (Sàgara) cùng với tám ngàn chúng đại Tỳ-kheo và ba mươi hai ngàn vị đại Bồ-tát.
GIẢNG:
Đoạn này nêu lên sáu điều chứng tín của ngài A-nan khi kết tập tạng kinh. Đọc qua các kinh, chúng ta thấy khi xưa, chẳng nh ững Phật thuyết pháp độ loài người ở nhân gian, Phật lại còn thuyết pháp độ chư Thiên ở cõi trời, như trời Đao -lợi, có lúc Phật thuyết pháp độ loài rồng ở Long cung. Kinh Thập Thiện, Phật thuyết ở cung vua Rồng Ta-kiệt-la.
Ở những pháp hội này chỉ có những bậc Tỳ-kheo chứng A -la-hán có thần thông, những bậc Bồ-tát mới dự n ghe đ ược. Ngài A-nan bấy giờ chưa chứng A-la-hán, chắc chắn là Ngài không có mặt trong hội này. Nhưng khi kết tập tạng kinh sao Ngài nói: Như thị ngã văn nhất thời Phật tại Ta -kiệt-la Long cung… Điều này có trung thực không?
Căn cứ vào lịch sử thì trước khi nhận làm Thị giả, ngài A-nan có xin Phật những điều nếu Phật thuận thì Ngài mới làm Thị giả. Trong những điều ấy, có điều xin Phật thuật lại những bài pháp Phật đã nói mà Ngài không được nghe. Kinh Thập Thiện tuy Ngài không được dự ở cung Rồng Ta -kiệt-la, nhưng được Phật thuật lại cho Ngài nghe. Thế nên khi kết tập tạng kinh Ngài vẫn thuật lại như những kinh mà Ngài đã trực tiếp dự trong pháp hội Phật nói.
Như thị (như thế này): chỉ pháp thoại mà ngài A-nan nghe Phật nói. Đó là kinh
Thập Thiện. – Tín thành tựu.
Ngã văn (tôi nghe): người nghe và thuật lại kinh Thập Thiện. Đó là Tôn giả A – nan. – Văn thành tựu.
Nhất thời (một thuở nọ): là thời điểm nói kinh Thập Thiện. Xưa, thời gian mỗi nơi mỗi khác không thống nhất, nên Tôn giả A-nan chỉ nói tổng quát là “một thuở nọ” chớ không xác định rõ ràng là lúc mấy giờ ngày mấy tháng mấy. – Thời thành tựu.
Phật: vị chủ tọa nói pháp cho hội chúng nghe. – Chủ thành tựu.
Long cung Ta-kiệt-la (cung Rồng T a-kiệt-la): chỗ Phật nói kinh Thập Thiện. – Xứ thành tựu.
Bát thiên đại Tỳ -kheo chúng, tam vạn nhị thiên Bồ -tát ma-ha-tát câu (tám
ngàn chúng đại Tỳ-kheo, ba mươi hai ngàn vị đại Bồ-tát): là những cử tọa đến nghe pháp.
– Chúng thành tựu.
Kinh nói:
Nhĩ thời Thế Tôn cáo Long vương ngôn:
– Nhất thiết chúng sanh tâm tưởng dị cố, tạo nghiệp diệc dị, do thị cố hữu chư
thú luân chuyển.
DỊCH:
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng:
– Tất cả chúng sanh do tâm tưởng khác nhau, nên tạo nghiệp khác nhau, vì vậy
mà có sự luân chuyển trong các cõi.
GIẢNG:
Mở đầu, Phật bảo với vua Rồng rằng: Tất cả chúng sanh do tâm tưởng khác nhau, nên lời nói khác hành động cũng khác. Tức là tạo nghiệp không giống nhau. Do tạo nghiệp không giống nhau nên luân hồi trong các cõi khác nhau. Tôi hỏi quí vị, tâm nghĩ suy của quí vị có giống nhau không?
– Không. Bởi mỗi người có tánh tình riêng, nghĩ tưởng riêng nên tạo nghiệp riêng để rồi kẻ sanh chỗ này người sanh chỗ khác; có người chết sanh lên cõi trời, có người chết sanh ra làm người lại, có người chết sanh ra ở chỗ xấu xa hơn nữa. Thế nên ở đây kinh nói: Tất cả mọi hành động đưa đến khổ vui của con người gốc từ tâm mà ra. Lúc bình tĩnh vui vẻ thì tâm khởi nghĩ lành, khiến cho miệng nói lời lành, thân hành động tốt.
Lúc bất giác tâm mê mờ nóng nảy thì miệng nói, thân làm đều bất thiện. Vậy gốc của lời nói dữ, hành động ác và lời nói hiền, hành động tốt đều từ tâm mà ra. Tâm làm chủ nghiệp tốt và xấu của thân, miệng và cũng là gốc nỗi khổ niềm vui của con người. Thế nên người tu theo đạo Phật lấy tâm làm gốc để tu. Nếu mọi người tâm nghĩ tưởng giống nhau, tu cùng nhắm một hướng thì khi chết cùng sanh ra một cõi lúc nào cũng gặp nhau, nên nói đời đời làm bạn lữ là vậy.
Nhược bằng tâm người này hướng thượng, tâm người kia hướng hạ thì khó mà gặp nhau được. Đó là đứng về mặt nghiệp quả mà nói. Kinh này, mở đầu Phật dạy sáu nẻo luân hồi là trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục do tâm tưởng chúng sanh thiện ác khác nhau mà đến vậy.
Kinh nói:
Long vương! Nhữ kiến thử hội cập đại hải trung, hình sắc chủng loại các biệt phủ da? Như thị nhất thiết, mị bất do tâm, tạo thiện bất thiện, thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp sở trí.
DỊCH:
Này Long vương! Ngươi có ấthy trong hội này và trong biển cả, hình sắc chủng loại mỗi loài khác nhau không? Tất cả như thế đều do tâm, tạo nghiệp thiện hay bất thiện nơi thân, nơi khẩu, nơi ý mà ra.
GIẢNG:
Bấy giờ Phật hỏi Long vương có thấy trong hội chúng của Ngài gồm mấy ngàn vị Tỳ-kheo, mấy chục ngàn vị Bồ-tát và trong biển cả, nào là binh tôm tướng cá, hình sắc và chủng loại của mỗi loài có khác nhau không? Trước Phật đặt câu hỏi cho Long vương chú ý, sau đó Ngài mới giải thích. Tất cả các chủng loại chúng sanh có hình dáng màu sắc khác nhau, đều do tạo nghiệp thiện và bất thiện.
Tâm (ý) khởi nghĩ ác thì miệng nói ác thân làm ác, nên mới có những hình dáng màu sắc thô xấu. Tâm (ý) nghĩ thiện, miệng nói thiện, thân làm thiện, nên mới có hình dáng màu sắc tốt đẹp. Vậy những cái sai biệt đó đều do tâm mà ra, chẳng những ngày xưa, mà ngày nay cũng vậy. Quí vị nhìn xem mỗi người trong hội này có khác nhau không? – Mỗi người mỗi vẻ không ai giống ai.
Nếu hai người tâm tưởng, ngôn ngữ hành động giống nhau, thì sanh ra hình dáng cũng giống nhau. Ngược lại tâm tưởng ngôn ngữ hành động khác nhau, thì sanh ra hình dáng cũng khác nhau. Trong đây có mấy mươi người, mỗi người có mỗi vẻ mặt, mỗi hình dáng, mỗi hoàn cảnh khác nhau. Đó là do tâm mỗi người mỗi khác. Phật gọi thân người là “tổng báo” (nghiệp báo chung), tổng báo gồm có quả báo của nghiệp thiện và nghiệp ác lẫn trong đó.
Vì vậ y có người sanh trong gia đình giàu sang sung sướng mà bị bệnh tật. Lại cũng có người sanh trong cảnh giàu có mà dốt nát. Rồi lại có người sanh ra trong cảnh nghèo khó không đủ tiền ăn học lại thông minh hiếu học… Tóm lại, sở dĩ con người có sự sai biệt như thế là do tâm tưởng của mỗi người sai khác mà ra vậy.
Kinh nói:
Nhi tâm vô sắc, bất khả kiến thủ, đản thị hư vọng, chư pháp tập khởi, tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở.
DỊCH:
Tâm không hình sắc, không thể thấy, không thể nắm bắt, chỉ do các pháp hư vọng hợp lại mà khởi hiện, rốt ráo không có chủ tể, không có ngã và ngã sở.
GIẢNG:
Phật nói thính chúng trong pháp hội, chủng loại hình sắc sai biệt gốc từ tâm. Nhưng tâm không hình sắc, không thể thấy không thể nắm bắt được, chỉ do các pháp hư vọng mà khởi hiện. Thế nên tất cả nghiệp tội từ tâm mà ra. Nói những danh từ chuyên môn như thế e khó hiểu, vậy tôi giảng kỹ chỗ này cho quí vị hiểu.
Ví dụ quí vị nói: “Tâm tôi nghĩ thế này, tâm tôi nghĩ thế kia.” Tôi xin hỏi: “Tâm quí vị đang suy nghĩ là cái gì? Ngay bây giờ mỗi người tự lóng lặng lại, tìm cái tâm của mình coi nó ra sao và ở đâu? Ai tìm được?” – Thưa tìm không được. Đã tìm không được, mà sao ai cũng nói tâm tôi nghĩ thế này, tâm tôi nghĩ thế kia? Đây là vấn đề quan trọng, chúng ta phải lưu ý. Ở trước nói tâm chủ động tất cả, bây giờ chúng ta tìm thì không biết nó ở đâu và ra sao?
Tâm không có chỗ nơi không hình sắc, tại sao chủ động tất cả? Khi muốn tìm nó thì tìm không ra, lúc không tìm thì nó khởi nghĩ hết chuyện này tới chuyện nọ không ngừng, như vậy là sao? Phật nói tâm nhớ tưởng nghĩ suy không thật vì nếu thật thì lúc nào cũng hiện hữu một nơi, chẳng hạn ở trên trán hay ở trên mũi…
Nhưng nó không có chỗ nơi, vừa khởi nghĩ, tính toán thì có, mà khi tìm thì không. Nó là cái ảgicó không thật, do duyên với ngoại cảnh mà tạm có, có mà không thật. Ví dụ quí vị đang ngồi đây, sực nhớ các con ở nhà đang đi học, khi nhớ là do tâm và do có các con nên quí vị mới nhớ. Nếu không có các con thì không có “cái nhớ con”. Nguyên do có ngoại cảnh ảnh hưởng đến nội tâm, tâm cảnh duyên nhau nên vọng tưởng mới khởi.
Vì vậy tâm chỉ là vọng tưởng, do các duyên nhóm họp tạm có, không thật. Tuy không thật mà chi phối tất cả. Điều này người tu Phật chúng ta cần phải tư duy cho thật kỹ. Thấu được lý này tu mới tiến, ngược lại thì tu khó tiến. Tại sao?
Vì hằng ngày mọi người ai cũng cho rằng mình có tâm, nên thường nói: “tôi nghĩ như thế này, tôi tính như thế kia…” chấp cái nhớ nghĩ suy tính của mình là hay là đúng, nếu có ai nói ngược lại thì giận. Nhìn kỹ thấy cái nhớ nghĩ, suy tính chợt khởi liền mất, rõ ràng không thật, cái không thật làm sao đúng!
Ở trước đã nói Nghiệp dẫn chúng sanh đi trong cảnh lành hay dữ; sanh trong cảnh lành là do đời trước tạo nghiệp thiện, sanh trong cảnh dữ là do đời trước tạo nghiệp ác. Vậy thân tâm con người sanh trong cảnh lành hay cảnh dữ, giáo lý nhà Phật gọi là “Chánh báo”.
Nếu tạo nghiệp thiện thì sanh ra thân khỏe mạnh, thông minh tài trí, ở trong cảnh gia đình giàu sang vật chất sung mãn; thân khỏe mạnh thông minh tài trí là chánh báo, cảnh giàu sang vật chất sung mãn là y báo.
Y báo lệ thuộc chánh báo, chánh báo tốt thì y báo cũng tốt, chánh báo tốt là do đời trước tạo nghiệp thiện và nghiệp đời trước thì lệ thuộc vào tâm. Như thế là tâm tạo ra nghiệp tốt xấu, nghiệp tốt xấu dẫn thọ thân tốt xấu, thân tốt xấu mới tạo ra cảnh tốt xấu.
Vậy tâm nghĩ suy là vọng tưởng không thật, gốc đã không thật thì những ngọn ngành kia có thật không? Phật dạy tất cả pháp đều giả dối, do chúng sanhở trong cảnh giả, không thấy các pháp là giả, tưởng là thật. Tâm giả mà tưởng lầm là thật, nên thấy nghiệp thật, thân thật, cảnh thật. Nếu thấy tâm giả thì thấy nghiệp giả, thân cũng giả, cảnh cũng giả. Chúng do các pháp nhóm họp tạm có, rốt ráo không có chủ, không có ngã và ngã sở.
Không có chủ là ta không làm chủ được tâm, nó muốn nghĩ gì thì nghĩ, muốn nhớ ai thì nhớ. Chẳng hạn như quí vị định ngồi thiền ba mươi phút để cho tâm an định. Nhưng vừa lên bồ đoàn ngồi độ vài phút, thì nhớ việc này tính chuyện kia liên tục. Muốn dừng không nhớ không tính độ năm mười phút mà không dừng được.
Rõ ràng ta không làm chủ được vọng tâm, nó muốn nghĩ gì thì nghĩ, nếu ta làm chủ được, ta ưa nghĩ thì nghĩ, không ưa nghĩ thì dừng. Vì không làm chủ được nên nó chợt khởi chợt mất, không thường còn, nên nói là vô ngã. Ngã đã không thì những cái thuộc về ngã làm sao có thật? Đạo Phật cho tâm nhớ nghĩ suy tính là vọng tâm, luôn duyên theo cảnh vật bên ngoài.
Vì vậy mà không có chủ, không có thật ngã và cảnh tùy thuộc bên ngoài cũng không có thật. Vì ngã (ta) và cảnh vật do tâm (vọng tưởng) tạo, mà tâm không thật thì ngã và cảnh vật thuộc của ta cũng không thật.
Nói như vậy quí vị buồn và thắc mắc: Tu mà thấy tâm không thật, thân không thật, cảnh vật không thật, vậy thì còn cái gì mà tu? và Phật dạy tu mười điều lành để làm gì? Sau đây Phật chỉ lẽ thật của con người và cảnh vật.
Kinh nói:
Tuy các tùy nghiệp sở hiện bất đồng, nhi thật ư trung vô hữu tác giả. Cố nhất thiết pháp giai bất tư nghì, Tự tánh như huyễn.
DỊCH:
Tuy mỗi loài theo nghiệp hiện ra không đồng, mà thật trong ấy không có tác giả.
Nên t ất cả pháp Tự tánh như huyễn, không thể nghĩ bàn.
GIẢNG:
Đa số người đều cho rằng: Tạo hóa tạo ra con người, mọi sự sướng khổ vui buồn của con người đều do Tạo hóa định đoạt. Lý này Phật giáo không chấp nhận, Phật nói do nghiệp của mình định, không có ai làm chủ, vì vậy nói không có tác giả. Thế nên tất cả pháp Tự tánh không thật như huyễn hóa không thể nghĩ bàn.
Mở đầu Phật chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng vọng tâm, nghiệp, thân, cảnh vật đều huyễn hóa không thật. Nhưng chúng ta ai cũng thấy những cái giả đó là thật, nên hết tạo nghiệp này tới nghiệp khác, hết đời này đến kiếp nọ, tạo mãi…
Vì vậy luân hồi sanh tử không dừng. Nếu chúng ta thấy rõ vọng tâm giả, nghiệp giả, thân giả, cảnh vật giả, thì chúng ta sẽ nhận ra cái chân thật ngay trong cái gải đó. Chỗ này chúng ta phải học tu vài ba năm mới thấy, bây giờ nói thẳng quí vị hoang mang. Không phải nói vọng tâm giả, nghiệp giả, thân giả, cảnh vật giả, tu tới đó rồi hết trơn không ngơ. Chúng ta nhớ cái nào giả, Phật chỉ cho biết là giả.
Ví dụ có người nhà quê ra thành phố, đến chỗ bán đồ nữ trang giả để mua. Khi ấy có người ở thành rành về nữ trang đứng đó, thấy người nhà quê cầm chiếc cà rá giả muốn mua, người ở thành tội nghiệp, bèn nói: “Chị ơi, cái này giả.” Người nhà quê nghe nói giả bèn để xuống lựa cái khác. Người ở thành cũng nói: “Cái này cũng giả nữa, tất cả đồ nữ trang đây đều giả hết.”
Nghe nói thế, người nhà quê thất vọng. Tôi xin hỏi quí vị người biết tất cả cái giả thì họ có biết được “cái thật” không? Chắc chắn là họ biết “cái thật”, nhưng vì đang ở chỗ bán đồ giả nên phải nói nó giả.
Thấy người nhà quê thất vọng, người ở thành thị nói: “Chị muốn mua đồ thật, hãy theo tôi đến phố A thì sẽ có.” Vậy khi nghe nói tất cả đều là đồ giả, quí vị chớ thất vọng, hãy ráng đến chỗ bán đồ thật sẽ có. Cũng vậy, ở đây Phật nói vọng tâm khởi, rồi tạo nghiệp, thọ thân và tạo nên cảnh vật đều là giả dối không thật.
Chúng ta tin lời Phật, không thất vọng, nỗ lực tu biết hết tất cả “cái giả” sẽ nhận ra “cái thật”. Khi nhận ra “cái thật” rồi thì được an vui hạnh phúc. “Cái thật” ở kinh này Phật chưa nói tới, các kinh như Pháp Hoa, Niết-bàn, Phật chỉ rất rõ.
Kinh nói:
Trí giả tri dĩ, ưng tu thiện nghiệp, dĩ thị sở sanh, uẩn, xứ, giới đẳng, giai tất đoan chánh, ki ến giả vô yểm.
DỊCH:
Người trí biết như thế, nên tu nghiệp thiện, nhờ vậy sanh ra uẩn, xứ, giới… đều được đoan chánh, người nhìn không chán.
GIẢNG:
Ở trước Phật nói với vua Rồng rằng: Người có hình dáng tốt đẹp, kẻ có hình thù xấu xa, đều do nghiệp thiện hay nghiệp ác và nghiệp thiện ác phát xuất từ tâm. Vậy ai muốn có thân tướng tốt đẹp thì phải chừa nghiệp ác, tu nghiệp lành.
Nhờ tu nghiệp lành mà thân năm uẩn sanh ra được thù thắng. Do sáu căn thù thắng nên chiêu cảm sáu trần thanh nhã và khởi ra sáu thức cũng thiện tịnh. Nên nói uẩn, xứ, giới đoan chánh mọi người nhìn thấy không chán.
Ví dụ trong ngôi nhà có một số người đang ngủ mê. Khi ngủ mê người nào cũng mộng hết, người thấy mộng lành thì chúm chím cười, người thấy mộng dữ thì khóc ràn rụa. Mình là một trong những người ngủ mê mộng mị, chợt tỉnh giấc thấy những người còn đang ngủ, người mộng lành thì cười, người mộng dữ thì khóc. Lúc đó chúng ta thế nào?
Có thương người mộng dữ đang khóc không? Và thấy người mộng lành cười có vui theo không?
Tự bản thân chúng ta, nếu biết chốc lát mình sẽ ngủ lại và cũng mộng nữa thì thích mộng lành hay mộng dữ? Tuy là mộng, song chúng ta vẫn thích mộng lành chớ không ai muốn mộng dữ. Cũng vậy, tuy biết thân này và cảnh vật ở đời sau không thật, nếu chưa nhận ra “cái thật” và chưa giải thoát, chúng ta vẫn thích có thân tạm đời sau tốt, dễ tu hơn. Nếu có thân không thật mà xấu như thân ngạ quỉ, súc sanh, quá si mê khổ sở thì khó tu. Thế nên người trí phải biết chọn mộng lành tránh mộng dữ, tức là tạo nghiệp lành không tạo nghiệp ác.
Kinh nói:
Long vương! Nhữ quán Phật thân, tùng bá thiên ức phước đức sở sanh, chư tướng trang nghiêm, quang minh hiển diệu, tế chư đại chúng, thiết vô lượng ức tự tại Phạm vương, tất bất phục hiện, kỳ hữu chiêm ngưỡng Như Lai thân giả, khởi bất mục huyễn.
DỊCH:
Này Long vương! Ngươi xem thân Phật do trăm ngàn ức phướcđức sanh ra các tướng trang nghiêm, hào quang nhiệm mầu sáng chói, che cả đại chúng, dù cho (hào quang) vô lư ợng ức trời Phạm vương cũng không thể hiện được. Không ai chiêm ngưỡng thân của Như Lai mà không chóa mắt.
GIẢNG:
Đức Phật nói với Long vương: Sở dĩ thân Phật có tướng tốt trang nghiêm là do vô lượng phước đức Ngài đã tạo trong vô lượng kiếp. Hào quang của Phật sáng chói che khắp cả đại chúng, dù cho hào quang của muôn ức vị trời Phạm vương chiếu sáng cũng bị hào quang của Phật che lấp, không sánh bằng. Như vậy, ai thấy thân tướng trang nghiêm, hào quang sáng chói ủca Phật, cũng chiêm ngưỡng nhìn hoài không chán, không chớp mắt.
Kinh nói:
Nhữ hựu quán thử chư đại Bồ-tát, diệu sắc nghiêm tịnh, nhất thiết giai do tu tập thiện nghiệp phước đức nhi sanh.
DỊCH:
Ngươi hãy xem các vị đại Bồ-tát đây s ắc diện nhiệm mầu, trang nghiêm thanh tịnh.
Tất cả (tướng tốt ấy) đều do tu nghiệp thiện mà được phước đức như thế.
GIẢNG:
Trước hết Phật nói tướng tốt của thân Phật trang nghiêm, toàn chúng không ai sánh kịp, tướng tốt ấy là do phước đức tạo nên. Kế đó Phật chỉ các vị đại Bồ-tát, mỗi vị đều có tướng tốt trang nghiêm cũng do tu các nghiệp lành mà được. Như vậy, Phật dẫn chứng từ trên lần lần xuống.
Kinh nói:
Hựu chư thiên long bát bộ chúng đẳng, đại oai thế giả, diệc nhân thiện nghiệp phước đức sở sanh.
DỊCH:
Lại nữa, các hàng trời, rồng, bát bộ v.v… có oai thế mạnh mẽ to lớn cũng do nhân tu nghiệp lành mà được phước báo như thế.
GIẢNG:
Tóm lại, trên là chư Phật, kế đó là các vị Bồ -tát, rồi đến chư Thiên, Long vương… đều do tu nghiệp lành, mà được phước có thân tướng tốt trang nghiêm đầy đủ oai thế lớn.
Kinh nói:
Kim đại hải trung, sở hữu chúng sanh, hình sắc thô bỉ, hoặc đại hoặc tiểu, giai do Tự tâm chủng chủng tưởng niệm tác thân ngữ ý chư bất thiện nghiệp, thị cố tùy nghiệp, các tự thọ báo.
DỊCH:
Nay các chúng sanh ở trong biển cả, hình sắc thô xấu, lớn, nhỏ, đều do các thứ tưởng niệm của Tự tâm gây ra những nghiệp bất thiện nơi thân, ngữ, ý và tùy theo chỗ tạo nghiệp mà thọ quả báo.
GIẢNG:
Tới đây Phật nói xuống thấp: Những chúng sanh ở trong biển cả như tôm cá có hình tướng xấu xa, con thì quá lớn, con thì quá nhỏ đều do tâm niệm của mỗi loài tạo nghiệp bất thiện nơi thân, miệng, ý và do tạo nghiệp bất thiện sai biệt, nên mỗi loài chịu quả báo xấu cũng khác nhau như thế.
Chúng ta thấy Phật dạy rõ ràng thân tốt đẹp trang nghiêm, thân xấu xa thô bỉ đều do nghiệp mà ra, thân tốt do nghiệp, thân xấu cũng do nghiệp. Nghiệp lành thì thân hình tốt đẹp, nghiệp ác thì thân hình xấu xa. Như vậy, thành Phật do từ nghiệp lành mà được, thành Bồ-tát cũng do nghiệp lành mà được…
Cho nên ở trước tôi nói kinh Thập Thiện là gốc, chư Phật, chư Bồ-tát, chư Tỳ -kheo đều do làm lành mà được.
Và kinh Thập Thiện cũng là gốc của bát bộ chúng: thiên, long, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na- la, ma-hầu-la-già đều do tạo nghiệp thiện được quả báo sanh lên cõi trời. Còn các loài chúng sanh khác như tôm, cá… có thânìnhh thô xấu cũng do nghiệp ác mà ra. Những nghiệp lành sẽ được giải thích từng nghiệp ở sau.
Đây Phật nêu lên điểm căn bản là người tu hành thấy rõ một bên nghiệp thiện đưa tới quả báo tốt là được an vui sung sướng, một bên nghiệp ác đưa đến quả báo xấu bị khổ đau. Ngài khuyên chúng ta thờưng xuyên quán xét biết rõ nghiệp của mình để tự sửa, tránh xa nghiệp ác, thường tạo nghiệp lành để tội lỗi dần dần hết, phước đức trí tuệ càng ngày càng tăng trưởng.
Kinh nói:
Nhữ kim thường ưng như thị tu học, diệc linh chúng sanh liễu đạt nhân quả, tu tập thiện nghiệp. Nhữ đương nhân thử chánh kiến bất động, vật phục đọa tại đoạn thường kiến trung! Ư chư phước điền hoan hỉ kính dưỡng, thị cố nhữ đẳng diệc đắc nhân thiên tôn kính cúng dư ờng.
DỊCH:
Nay ngươi như thế mà tu học và khiến cho chúng sanh thấu rõ nhân quả, tu tập nghiệp lành. Ngươi nên nương nơi chánh kiến bất động, chớ đọa vào trong tà kiến đoạn thường. Đối với các bậc phước điền nên vui vẻ cung kính cúng dường, thì các ngươi cũng được người trời tôn trọng cung kính cúng dường.
GIẢNG:
Đến đây Phật dạy Long vương tu tập. Như trước đã nói: Biết rõ nghiệp báo thiện ác do mình tạo, nếu tạo nghiệp lành thì thân tướng tốt đẹp trang nghiêm, tạo nghiệp ác thì thân hình xấu xa. Khi biết như thế rồi nên tạo nhân lành để được quả tốt, chớ tạo nhân ác mới thì sẽ được an vui. Chúng ta muốn biết nhân đời trước của mình ra sao, thì mỗi người phải tự xét hoàn cảnh, tướng mạo của mình hiện tại, thì sẽ biết đời trước mình đã tạo nhân lành hay dữ.
Đức Phật lại bảo Long vương phải dạy chúng sanh hiểu thấu lý nhân quả, để tu tạo nghiệp lành. Đồng thời Phật nhấn mạnh với Long vương là, khi đã hiểu tường tận lý nhân quả thì được chánh kiến không lay động.
Chánh kiến không lay động là sao? Giáo lý Phật nói rằng: Người hiểu rõ lý nhân quả thì tin sâu nhân quả, tin sâu lý nhân quả là có chánh kiến, ngược lại thì rơi vào tà kiến đoạn và thường.
Thế nào là chánh kiến, thế nào là tà kiến?
Phật nói hiểu lý nhân quả là chánh kiến. Tức là biết tất cả mọi hành động lành hay dữ của mình, sẽ kết tụ quả báo tốt hay xấu cho mình. Thế nên gọi thân này là tổng báo, tức là quả báo chung của đời trước.
Đời trước có khi làm lành có khi làm dữ, nên thân này có khi được an ổn vui vẻ, có lúc bị tai họa khổ đau. Khi đã biết thân tổng báo này chịu ảnh hưởng nghiệp đời quá khứ, thì hiện tại nỗ lực tu hạnh lành, để chuyển những nghiệp xấu trước nhẹ bớt. Thấy biết như thế là chánh kiến.
Hiện tại có một số người mệnh danh tu theo đạo Phật, mà không có chánh kiến, lại ôm ấp tà kiến hoặc thường hoặc đoạn. Có người tu mà nghĩ rằng mình có một linh hồn không đổi thay, trường cửu không mất, thân này chết đi, đời sau có thân khác. Giống như áo này cũ thay áo kh ác, mình vẫn là mình. Ví dụ ông A chết rồi sanh ra cũng là A. Tin linh hồn mình không bao giờ thay đổi, đời đời vẫn không mất. Tin như vậy đạo Phật gọi là thường kiến.
Lại có người cho rằng thân này do tứ đại hợp lại mà thành, sau khi chết tứ đại rã tan, không còn gì hết. Chấp như vậy gọi là đoạn kiến. Cả hai kiến chấp đó Phật không thừa nhận. Người chấp một trong hai điều đó là bệnh.
Vì nếu tin linh hồn vẫn còn mãi thì việc làm lành làm ác đối với họ vô nghĩa, làm lành cũng phí công vô ích không kết quả gì, làm ác cũng không có thiệt hại gì, mặc tình muốn làm gì thì làm không sợ tội lỗi. Còn cho rằng chết sẽ hết thì việc làm lành hay làm dữ đối với họ cũng như trò chơi, nên không trọng việc lành không sợ việc ác, rồi mặc tình làm việc tội lỗi.
Người tu theo đạo Phật thấy lý nhân quả tường tận, biết làm lành thì được sanh lên ba đường thiện là trời, người, a-tu-la, làm dữ thì đọa xuống ba đường ác là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Như vậy, mọi chúng sanh đi lên hay đi xuống, tùy theo nghiệp thiện hay ác mà đi đến chỗ sướng hay khổ khác nhau.
Trong hội này: Phật, Bồ-tát, A-la-hán, Long vương cho đến binh tôm tướng cá… đều có tướng sai biệt là do nghiệp nhân thiện hay ác mà thành tựu. Hiện tại chúng ta còn phàm phu nghe Phật nói như thế thấy khó hiểu khó tin, nên thắc mắc Phật cũng là người tại sao thân Phật có tướng tốt trang nghiêm, hào quang sáng chói như vậy? Các vị khác cũng mang thân người mà tại sao thân hình thô bỉ xấu xa?
Phật dạy: Thường kiến và đoạn kiến là sai lầm, người tu Phật không nên chấp như thế, mà phải có chánh kiến. Chánh kiến là sao? Có phải chết rồi không mất hẳn, mà cũng không còn một linh hồn bất biến bất diệt không? Đạo Phật chủ trương như vậy khó hiểu quá, không thừa nhận hai bên.
Chúng ta phải hiểu như thế nào? Theo Duy thức học thì “thức A-lại-da ở nơi mỗi người hằng chuyển như bộc lưu”. Hằng là thường, mãi mãi; chuyển là đổi thay, xê dịch; bộc lưu là dòng nước chảy. Thức A-lại-da tuy thường còn nhưng biến đổi không dừng, giống như dòng nước chảy. Trong kinh A-hàm có đoạn ghi vua Ba-tư-nặc đến hỏi Phật:
– Như Lai dạy tạo nhân là phải thọ quả, và cũng dạy thân năm uẩn này không có thật ngã. Vậy con người không có thật ngã thì khi tạo nghiệp ai chịu quả báo?
Phật ví dụ: Có một gia đình sanh một đứa con trai và một gia đình sanh một đứa con gái. Hai gia đình ấy bèn đính ước sui gia. Lúc hai đứa bé lên tám tuổi, hai gia đình ấy có những đổi thay trong cuộc sống, nên ở cách xa nhau không có dịp qua lại. Khi hai đứa bé lớn khôn đúng mười tám tuổi, đàng trai tìm đến đàng gái để cưới, nhưng người con gái đã có chồng. Bên nhà trai kiện, xin Vua xử.
Người con trai thưa rằng:
– Cô gái này đã hứa hôn với chúng tôi rồi, nay ông kia cưới cô, coi như đã cướp vợ người.
Người bị kiện trả lời:
– Khi tôi cưới cô gái, lúc cô ấy mười tám tuổi, chớ tôi không cưới cô gái tám tuổi mà nhà ông đã hứa hôn.
Phật hỏi Vua:
– Bị kiện như thế, thì Đại vương xử thế nào? Vua không đáp được.
Phật giải thích:
– Nếu rời cô gái tám tuổi khi xưa, không có cô gái mười tám tuổi bây giờ. Song nói cô gái tám tuổi khi xưa và cô gái m ười tám tuổi bây giờ là một thì không đúng. Vì đứng về mặt thực tế, trước và sau vẫn là con người đó, nhưng có biến chuyển.
Nếu không có biến chuyển thì không đúng.
Vì cô bé tám tuổi đứng cao chừng tám, chín tấc và nặng chừng vài chục ký, còn cô gái mười tám tuổi cao tới một mét rưỡi hay một mét sáu, nặng khoảng bốn năm mươi ký. Đó là hình vóc quá sai biệt, về tâm tư của đứa bé tám tuổi và cô gái mười tám tuổi cũng đổi thay.
Vậy thì làm sao nói đứa bé tám tuổi và cô gái mười tám tuổi là một được? Nhưng cũng không nói là hai được. Tuy có biến chuyển mà vẫn không có người thứ hai thay thế, song nói cố định trước sau là một cũng không được.
Đó là chỗ thật tế nhị. Đạo Phật thuyết minh lý vô ngã, cho rằng thân năm uẩn không có ta thật, tùy theo nghiệp lành hay dữ mà chuyển thành tốt hay xấu. Ví dụ hiện tại, người tật nguyền nghèo khổ biết tu hiền tạo nghiệp lành thì sau sanh ra sẽ được thân tướng lành lặn tốt đẹp khác hơn xưa.
Nếu nói mình ngày nay là A, ngày sau là A, điều đó không đúng. Ngày nay là A với cha mẹ này, với hoàn cảnh này, ngày sau sanh ra với tên khác, với cha mẹ khác, với hoàn cảnh khác, không cố định trước sau là một, cũng không phải mất hẳn.
Nếu mất hẳn thì thuộc đoạn kiến, còn mãi trước sau như một là thường kiến. Đó là chỗ quí Phật tử phải hiểu cho sâu, kẻo lạc vào thường kiến hoặc đoạn kiến. Phật nói như thế là chỉ lẽ thật, chớ không phải đem luân lý dạy đời. Chúng ta tự xét bản thân mình sẽ thấy, lúc mười tuổi và bây giờ ba bốn mươi tuổi tâm sanh lý có giống nhau không? Lúc mười tuổi thì ngây t hơ khờ khạo, bây giờ ba bốn mươi tuổi thì khôn ngoan lịch lãm, đó là tâm tư thay đổi.
Còn thể xác cũng vậy, khi trẻ thì khỏe mạnh ăn ngon ngủ dễ, lúc già thì yếu đau ít ăn khó ngủ, khi trẻ khác khi già khác, đổi thay không cố định. Chính bản thân mình ngay cuộc sống hiện tại mà còn đổi thay từ cơ thể đến tâm tư như vậy, thì đời vị lai làm sao mình không thay đổi? Tuy thay đổi mà không mất. Vì vậy Phật nói hiện tại con người đổi thay và vị lai cũng thay đổi. Nếu hiện tại thay đổi, mà nói vị lai không thay đổi là chuyện vô lý.
Hiểu được lý hằng chuyển thì hiểu được sự thay đổi hai chiều, chiều tiến của nghiệp lành và chiều thoái của nghiệp dữ. Phật vạch cho chúng ta thấy rõ hai chiều, rồi mình tự chọn lựa, muốn tiến thì tạo nghiệp lành, muốn thoái thì tạo nghiệp ác.
Cũng như nhà nông làm ruộng, gieo giống lúa thì lên cây lúa, gieo giống cỏ thì lên cây cỏ. Gieo giống gì thì lên cây ấy, tuy nhiên sau khi gieo giống còn phải chăm sóc phân nước đúng mức thì cây mới tốt tươi, ngược lại bỏ bê thì cây bị hư hoại.
Lý nhân quả của đạo Phật chỉ thẳng động tác (nghiệp) lành hay dữ của thân miệng và ý, để mọi người tự do quyết định lựa chọn cho cuộc sống của mình ở hiện tại và tương lai. Nên nhớ sau khi chết, nếu còn luân hồi là còn với dạng thức khác, chớ không còn như xưa. Nếu như xưa là rơi vào lỗi thường kiến, nếu mất hẳn là rơi vào lỗi đoạn kiến, trái với chủ trương của đạo Phật.
Nhờ hiểu được lý nhân quả, nên đối với những bậc được coi là ruộng phước thì siêng năng vui vẻ cúng dường. Ruộng phước có nhiều thứ: cha mẹ là ruộng phước của người con hiếu thảo, những người tu hành chân chánh là ruộng phước của hàng Phật tử tại gia, những trẻ mồ côi, người nghèo đói, bệnh tật là ruộng phước của người tu hạnh bố thí.
Người Phật tử tại gia xây chùa, tạc tượng in kinh, cúng dường tứ sự cho Tăng Ni an ổn tu hành, để duy trì Phật pháp là đã gieo giống tốt vào ruộng phước. Người con hiếu thảo cung kính dưỡng nuôi an ủi… cha mẹ là đã gieo giống tốt vào ruộng phước. Người giàu lòng nhân ái giúpđỡ cung cấp cơm gạo thuốc men… cho trẻ mồ côi, người nghèo đói, bệnh tật, là đã gieo giống tốt vào ruộng phước. Đối với những ruộng phước vừa nêu, Phật dạy chúng ta phải vui vẻ siêng năng cúng dường.
Nếu hiện tại chúng ta gieo giống vào những phước điền vừa kể, thì vị lai chúng ta cũng được chư thiên vui vẻ cúng dường như vậy. Chúng ta muốn mai sau được cái gì thì ngay bây giờ phải làm cái ấy. Chẳng hạn muốn sau này dạy học, ngay bây giờ phải học cho giỏi, sau mới dạy học được. Hoặc muốn sau này làm thợ mộc, ngay bây giờ phải học cưa, bào, đục, đẽo… thì sau này mới làm thợ mộc được. Không có việc gì, trước không gieo nhân sau lại có quả. Thế nên Phật dạy muốn được phước báo là phải cúng dường.
Cúng là cung cấp, dường là nuôi dưỡng, cúng dường là cung cấp nuôi dưỡng cho người được sống. Thông thường nói đến cúng dường là phải thành kính. Song nói thế có người thắc mắc: Đối với cha mẹ, Sa-môn thì thành kính là phải, nhưng đối với kẻ nghèo đói, bệnh tật, trẻ mồ côi là kẻ thấp kém hơn mình, làm sao thành kính?Đối với người nghèo đói, bệnh tật, trẻ mồ c ôi, chúng ta cung cấp nuôi dưỡng họ, mà không khinh khi xem thường, đó là chúng ta đã thể hiện lòng thành kính rồi. Chữ cúng dường nghĩa rất rộng, không hạn cuộc ở chùa mà bao hàm cả gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế. Đó là những ruộng phước, quí Phật tử muốn tạo phước thì hướng vào đấy mà tạo.
Kinh nói:
Long vương đương tri: B ồ-tát hữu nhất pháp, năng đoạn nhất thiết chư ác đạo khổ. Hà đẳng vi nhất? Vị ư trú dạ thường niệm tư duy quán sát thiện pháp, linh chư thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, bất dung hào phân bất thiện gián tạp, thị tức năng linh chư ác vĩnh đoạn, thiện pháp viên mãn, thường đắc thân cận chư Phật, Bồ-tát cập dư Thánh chúng.
DỊCH:
Long vương nên bi ết: Bồ-tát có một pháp hay đoạn dứt tất cả khổ trong đường ác. Pháp đó là g ì? Là ngày đêm thường hnớ, suy nghĩ, quán sát pháp lành, khiến cho các pháp lành m ỗi niệm mỗi niệm tăng trưởng, không để mảy may pháp bất thiện xen lẫn, đó là khéo làm cho các pháp ác d ứt hẳn, pháp thiện viên mãn thì thường được gần gũi chư Phật, chư Bồ-tát và hàng Thánh chúng khác.
GIẢNG:
Đoạn này Phật dạy cho chúng ta thấy rõ việc làm của các vị Bồ-tát. Bồ-tát là hàng có trí tuệ hằng tỉnh giác, tự giải khổ cho mình và giúp chúng sanh thoát khổ. Thế nên nói Bồ-tát có một pháp hay đoạn dứt các điều khổ trong đường ác. Pháp đó là gì?
– Là pháp ngày đêm luôn luôn nhớ các việc lành, không để mảy may pháp ác dấy khởi. Chỉ một bề nhớ nghĩ pháp lành, thì pháp lành mỗi ngày mỗi tăng trưởng, cho đến khi viên mãn sẽ được gặp Phật, Bồ-tát và Thánh chúng.
Ngược lại cả ngày cứ khởi niệm ác, s ẽ rơi vào đường ác. Phật dạy cho chúng ta thấy, tu là tu ngay tâm nệi m của mình, phải thấy rõ từng tâm niệm, để trưởng dưỡng niệm lành đoạn dứt niệm ác. Giả sử người làm việc từ thiện, khi làm lại toan tính mưu này kế nọ để thủ lợi, thử hỏi việc làm đó có thiện chưa?
Nhiều khi có người ra làm việc lành với danh nghĩa nào đó, hoặc cầu danh cầu lợi. Việc làm lành không phát xuất từ tâm lành, nên kết quả không như ý, rồi thấy nhân quả trái nhau. Đó là vệi c làm không đúng với lý nhân quả Phật đã dạy.
Phật dạy tâm chúng ta phải luôn nhớ nghĩ điều lành, hễ có niệm ác dấy khởi là phải đoạn dứt. Việc lành chúng ta làm, phải thật sự phát xuất từ tâm niệm lành. Nếu hành động lành mà tâm niệm không lành thì khôngđúng.
Thế nên chúng ta phải chọn lựa ngay nơi tâm niệm, niệm ác thì đoạn dứt, niệm lành thì nuôi dưỡng cho thêm lớn, rồi thể hiện ra ngoài việc làm, mới là người tu chân chánh.
Kinh nói:
Ngôn thiện pháp giả, vị nhân thiên thân, Thanh văn Bồ-đề, Độc giác Bồ-đề, Vô thượng Bồ-đề, giai y thử pháp, dĩ vi căn bản, nhi đắc thành t ựu, cố danh thiện pháp.
DỊCH:
Pháp lành là thân c ủa người, trời, giác ngộ của Thanh văn, giác ngộ của Độc giác, giác ngộ của Phật đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi là pháp lành.
GIẢNG:
Pháp lành là pháp Thập thiện giúp cho chúng sanh tu, đời sau được sanh thân làm người tốt đẹp, hoặc sanh lên cõi trời được sung sướng. Hoặc người hiểu Thập thiện rồi, tu theo pháp Tứ đế thì chứng Tứ quả Thanh văn. Hoặc người nào hiểu Thập thiện rồi, tu theo pháp Thập nhị nhân duyên thì chứn g quả Duyên giác. Hoặc người hiểu Thập thiện rồi, tu theo Lục độ vạn hạnh, công phu viên mãn thì chứng quả Phật.
Vì vậy nói Bồ-đề của Thanh văn, Bồ-đề của Duyên giác, Bồ-đề của Phật đều nương nơi pháp này mà được, lấy pháp Thập thiện làm gốc. Thập thiện là nền tảng căn bản của đạo Phật. Từ quả vị người, trời, cho đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật đều lập cước trên nền tảng này. Nếu nền tảng căn bản vững, mới hội đủ điều kiện để tiến. Ngược lại nền tảng căn bản không vững thì khó bề thành tựu được những quả vị trên.
Kinh nói:
Thử pháp tức thị Thập thiện nghiệp đạo. Hà đẳng vi thập?
Vị năng vĩnh ly sát sanh, thâu đạo, tà hạnh, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế, tà kiến.
DỊCH:
Pháp này là con đường mười nghiệp lành. Những gì là mười?
Là hằng lìa dứt sát sanh, trộm cướp, tà hạnh, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế và tà kiến
GIẢNG:
Ở đây giải thích mười điều lành là hằng lìa dứt nghiệp sát sanh, trộm cướp, tà hạnh, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế và tà kiến. Chỉ kể tên mười điều lành, nghe hơi khó hiểu, sau đây tôi giảng từng điều cho quí vị hiểu.
1- Không sát sanh: Người cư sĩ tại gia mới tu, trước hết là không giết người. Chẳng những tự thân mình không giết người, mà miệng cũng không xúi bảo người giết và ý cũng không thích vui khi nghe người giết nhau.
Quí vị thấy giữ một giới không giết người có dễ không? Thân không giết thì dễ rồi, miệng không bảo người giết cũng có thể giữ được. Nhưng ý không giết thì khó, vì nếu kẻ đó là người gây cho mình nhiều khổ đau, khi nghe họ chết thì mình cảm thấy vui. Đó là ý giết người.
Thế nên ý giết người khó tránh. Người nào gây khổ đau cho mình, khi nghe họ bị hại, mình không khởi tâm vui mừng mà lòng cảm thấy thương xót, như thế mới thật là giữ giới không giết người. Đó là nấc thang thứ nhất của người tu. Tu như vậy cũng chưa đủ vì chỉ được quả đời sau không bị người giết. Thế nên phải tu thêm nữa, là đối với những con vật lớn như trâu, bò, heo, chó… cũng không giết.
Giới không sát sanh bao hàm từ thô đến tế. Tùy khả năng của mỗi người, có người chỉ giữ được không giết người. Người khá hơn thì giữ thêm, không giết những con vật lớn như trâu, bò, heo, dê… đó là tiến được một tầng nữa. Không giết người thì được quả báo đời sau sanh thân người, an ổn không bị người giết.
Nếu giữ thêm không giết loài vật thì phước báo thêm lớn, có thể sanh lên cõi trời. Nhưng nghiệp sát vẫn còn đối với những vật nhỏ như gà, vịt, cá, tôm… Vì vậy mà chưa dứt sạch mầm giết hại, nên vẫn còn sanh đi tử lại, để đền bù mạng sống của chúng sanh, chớ chưa thoát ly sanh tử. Chừng nào dứt hết nghiệp sát, cho đến con dế, con trùn, con muỗi… vẫn một lòng thương xót không giết hại thì mới giữ được giới sát viên mãn. Chỗ này phải hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát mới thực hiện được. Quí vị thấy, chỉ một giới thôi mà hành động có khác.
Do hành động giữ giới khác nên quả báo cũng khác. Một giới mà chúng ta có thể thành người, cũng một giới đó mà chúng ta có thể thành trời, cũng một giới đó mà chúng ta có thể thành A-la-hán thành Bồ -tát… Như thế quí vị đừng nghĩ tôi thọ năm giới là có giữ giới sát rồi! Mới nghe thì thấy giản dị dễ dàng, nhưng giữ cho trọn vẹn phải hàng La-hán, Bồ-tát… mới giữ nổi. Các vị La-hán, Bồ-tát giữ giới sát chẳng những nơi thân nơi miệng, mà nơi ý nữa.
Các ngài không còn tâm niệm sát hại, từ người đến thú lớn như trâu, bò… thú nhỏ như kiến, muỗi… một lòng thương xót và tôn trọng mạng sống của chúng sanh. Nếu thấy người giết dù là loài vật nhỏ như cá, tôm… cho đến trùn, kiến… mà sanh lòng vui thích, là còn chủng tử sát hại nơi tâ m niệm. Như vậy là giữ giới chưa trọn vẹn. Giữ giới trọn vẹn viên mãn chỉ có bậc Thánh mới giữ được. Còn hàng phàm phu chúng ta chỉ giữ được phần thô chớ phần tế chưa giữ nổi.
2- Không trộm cướp: Không trộm cướp cũng giữ từ thô đến tế. Hàng cư sĩ tại gia giữ giới không trộm cướp là không lấy của người khi chủ nó không cho. Cho đến tiền của, súc vật, cây cỏ… chủ không cho mà tìm cách lừa gạt để thuộc về mình, đều gọi là trộm cướp.
3- Không tà hạnh: Người cư sĩ tại gia khi đã có gia đình chỉ một chồng một vợ, tình cảm không đổi thay, không lang chạ với những người nữ người nam khác. Còn người xuất gia là phải sống độc thân giữ phạm hạnh, không được dâm dục.
Không sát sanh, không trộm cướp, không tà hạnh là ba nghiệp lành của thân.
4- Không nói dối: Nói dối là chuyện có nói không, chuyện không nói có, nói trái với sự thật để mưu cầu quyền thế danh lợi… cho mình. Ngược lại nói đúng với sự thật là không nói dối. Trong giới không nói dối có những trường hợp châm chước, chẳng hạn nói trái với sự thật để cứu người cứu vật thì không phạm. Nói dối đó là vì lòng từ bi làm lợi ích cho người vật, chớ không phải vì lòng tham. Phật dạy không nói dối mà phải nói lời chân thật.
5- Không nói hai lưỡi: Nói hai lưỡi là nói chia lìa giữa hai người thân nhau. Ví dụ trong gia đình, hai anh em đang thuận hòa. Có người nói với người em: “anh chú nói chú là người tham lam, háo danh, háo lợi…” rồi tới người anh nói: “em chú nói chú là người điêu ngoa xảo trá…”
Hai anh em nghe nói thế, buồn lòng bất hòa nhau. Đó là nói hai lưỡi. Trong phạm vi gia đình xã hội thì gọi là nói hai lưỡi. Rộng đến quốc gia quốc tế dùng trong lãnh vực chánh trị thì gọi là nói ly gián. Phật dạy không nên nói hai lưỡi mà phải nói thuận hòa.
6- Không nói lời hung dữ: Là không nói lời ác như nói thô tục, mắng nhiếc, chửi bới, trù rủa… người. Do ác khẩu đưa đến đánh đập chém giết lẫn nhau, gây đau khổ cho nhau từ gia đình đến xã hội… Vì vậy Phật dạy phải nói lời hiền thiện ôn hòa hằng xa lìa lời nói ác.
7- Không nói lời trau chuốt: Nói trau chuốt là nói bóng bẩy, ngoa mị không trung thực, nói cốt để lừa bịp người thủ lợi cho mình. Hoặc nói để mê hoặc người đi vào vòng tội lỗi. Phật dạy không nên nói trau chuốt, phải tránh xa, mà nên nói lời ngay thật.
Không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời hung dữ, không nói l ời trau chuốt là bốn nghiệp lành của miệng, người tu theo Phật phải thực hành.
8- Không tham dục: Tham dục là ưa thích say mê thụ hưởng năm món dục lạc ở thế gian như tài, sắc, danh, thực, thùy (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ).
Ngũ dục tế hơn là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Nghĩa là những hình tướng nhan sắc đẹp mà người mê đắm gọi là tham sắc. Những âm thanh êm ái du dương, người tham đắm gọi là tham thanh. Những hương thơm, người tham đắm gọi là tham hương.
Những vị ngon ngọt béo…, người tham đắm gọi là tham vị. Những xúc chạm êm ái, người tham đắm gọi là tham xúc. Vậy năm dục thô hay tế mà người mê đắm gọi là tham dục.
Bảy pháp thiện trên tương đối dễ, chúng ta có thể làm được, tới pháp thiện thứ tám chúng ta thấy khó làm, vì nó vi ết thuộ c về tâm.
Cho nên đối với năm dục người nào không tham tài thì tham sắc, người nào không tham sắc thì tham danh, người nào không tham sắc không tham danh thì tham thực, thích ăn ngon, người nào không tham tài, sắc, danh, thực thì tham thùy, thích ngủ nghỉ, ngủ li bì. Trong năm món đó ít ai tránh khỏi, không kẹt cái này thì cũng kẹt cái kia.
Mới nghe nói không tham thấy như dễ, vì thấy rằng tôi đâu có ăn cướp ăn trộm của ai, tôi giữ được. Nhưng đó chỉ là phần thô của tham tài, còn phần tế thì chưa giữ được. Thế nên giới không tham, chúng ta chỉ dứt được một hai điều, chớ chưa dứt sạch. Nếu dứt sạch là đã vào bậc Thánh. Người nào dứt được phần tham thô, còn phần tham tế cũng được làm người trời rồi. Song muốn tu tiến hơn nữa là phải bớt tham, bắt đầu từ một món cho đến năm món là chứng quả Thánh.
9- Không sân giận: Sân nhuế là nóng giận, đối với cảnh vừa ý sanh lòng vui thích đắm mê, đối với cảnh trái ý nghịch lòng sanh tâm nóng nảy tức giận. Sân thô thì miệng la lối mắng chửi tay đánh chân đá. Tế hơn thì miệng không nói, tay chân không hoạt động, nhưng sắc mặt đổi, trong lòng nóng nảy bực bội.
Tế hơn nữa lòng không bực bội mà không vui. Đó là hiện tướng sân từ thô đến tế. Người tu hết sân là khi nào bị mắng chửi, hay bị đối xử tệ bạc, mà vẫn thản nhiên lòng không giận không buồn, lại khởi tâm thương cho người mê muội đang tạo tội lỗi.
Tâm trạng này chỉ có Phật và Bồ -tát mới thực hiện được. Vậy không sân giận tu tới bao lâu mới hết? Tu đến khi nào người đời đối xử tệ bạc hay mắng chửi, lòng không buồn giận mà vẫn tươi cười như đang uống nước cam lồ, thì chừng đó mới xong.
Muốn được như vậy, thì từ cái sân thô là miệng la, tay đánh, chân đá… phải hạn chế từ từ, không cho tay chân hoạt động mỗi khi nổi nóng, rồi tới miệng không cho nói. Như vậy cấm từ tay, chân, miệng, rồi đến tâm không giận không buồn. Ai đối xử tệ bạc hay mắng chửi, vẫn vui cười, tu như thế mới tiến bộ. Không ai dứt một lần được mà phải dứt từ thô đến tế như đã nói.
10- Không tà kiến: Tà kiến là thấy lệch tin lầm. Sở dĩ thấy lệch tin lầm là do si mê, thiếu trí tuệ mà ra. Nếu kể thì nhiều vô số, ở đây tôi chỉ nêu những việc căn bản và những lỗi Phật tử thường vấp phải. Như trước tôi đã đề cập thường kiến, tức là tin mình có một linh hồn sau khi chết còn hoài không mất. Và đoạn kiến thì tin rằng thân này do tứ đại hợp thành, sau khi chết tứ đại rã tan không còn gì hết.
Đó là hai kiến chấp rất nặng của ngoại đạo đưa đến những cuộc khẩu chiến sôi nổi ở Ấn Độ thời đức Phật. Đây tôi không giải thích nữa, chỉ nói qua những tà kiến mà người Phật tử Việt Nam thường vấp phải.
Như có nhiều người đau không uống thuốc, đi cầu Thánh mẫu, cầu cô cậu, cầu bà thủy, bà hỏa cho bùa phép uống, đeo để hết bệnh.
Hoặc có cây sứ, cây đa bị mối hay kiến đục thành những lằn chữ hay hình người, thì cho đó là thần thánh hiện, rủ nhau đến gốc cây thắp hương vái lạy, nguyện cầu thần thánh ban phước cho được bình an tai qua nạn khỏi.
Hoặc trên không trung có cụm mây hay đám khói trắng giống hình người, hình rồng thì cho là Phật, Thánh hiện, rủ nhau ra chiêm ngưỡng đảnh lễ… Đó là nhữ ng hành động do tà kiến mê tín.
Trong kinh thường nói Phật tùy duyên hóa độ chúng sanh.
Nếu chúng sanh là chư thiên thì Phật đản sanh ở cõi trời để hóa độ. Nếu chúng sanh là loài người thì Phật đản sanh ở cõi người để hóa độ. Nếu chúng sanh là loài rồng thì Phật giáng sanh ở cõi rồng để hóa độ…
Tóm lại, cần độ loài nào thì Phật giáng sanh vào loài đó để hóa độ. Ngài hành hạnh Bồ-tát sanh hoạt một cách bình thường, chớ không biến hiện những hình dáng kỳ lạ, làm những việc huyền bí để mê hoặc chúng sanh. Chúng sanh vốn đã si mê thì phải làm cho chúng sanh tỉnh sáng, dứt mê lầm, hết khổ đau, mới là từ bi.
Nếu mê hoặc chúng sanh làm cho chúng sanh càng mê mờ thêm thì đâu phải hạnh từ bi của bậc Hiền Thánh!
Lại nữa, có nhiều người xin xăm, coi tay, bói quẻ… đó là những nhận định sai lầm tầm thường mà đa số không bỏ được. Chúng ta đã biết Phật dạy do ba nghiệp lành mà sanh cõi người, cõi trời, cũng do ba nghiệp lành mà chứng quả Thanh văn, Bích -chi, Bồ-tát, Phật.
Ngược lại do ba nghiệp dữ mà rơi vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nên nhớ không có quả báo tố t hay xấu nào do bói quẻ coi tay tạo ra. Biết sai lầm mà bỏ không được cũng hóa ra tà kiến mê tín. Nghe kinh thì cũng hiểu mà sợ thì vẫn sợ, nên vẫn khổ. Như nghe thầy bói nói năm này tháng này xấu, trong lòng cứ bồn chồn lo lắng, cúng kiếng vái lạy đủ thứ.
Đó là chưa có chánh kiến bất động như Phật dạy ở trước. Nếu người có chánh kiến bất động thì dù có gặp việc bức bách đến đâu, cũng vẫn bình thản không lo sợ. Chẳng hạn có ai nói ngày mai ông chết, chúng ta vẫn thản nhiên vì đã biết đời người ai cũng phải chết, hết duyên là thân phải rã, không rã sớm thì rã muộn, cầu cúng van vái rồi cũng phải chết nên không cầu.
Nhược bằng ngày mai không chết thì thôi, không lo buồn sợ sệt. Nếu nghe nói mình sắp chết lo sợ, chạy đi coi thầy, cầu cúng van vái xin cho khỏi chết, là tà kiến. Ở trước, Phật dạy Long vương: “Ông phải nhớ chánh kiến bất động.” Người có chánh kiến tức là có lòng tin sâu chánh pháp thì không động.
Chúng ta vì lòng tin đối với chánh pháp chưa vững, nên hay bị lay động. Người hay động là thiếu niềm tin đối với pháp Phật thì sự tu hành của mình làm sao được lợi ích? Thế nên người Phật tử phải có “Chánh kiến bất động”.
Trong kinh A-hàm có ghi: “Trưởng giả Úc -già khi gặp Phật, được Phật dùng nhiều phương tiện giáo hóa khai ngộ. Sau khi ông nghe được lý Tứ đế, dứt trừ mọi nghi hoặc, đối với Phật, đối với pháp ông đặt trọn vẹn niềm tin, không lay chuyển.
Không tìm cầu một tôn sư nào khác, cũng không kiếm tìm một pháp môn nào khác. Lòng tin Phật pháp của ông rất vững không động lay.
Sau khi Phật niết-bàn ông phát nguyện bố thí lớn, trong lúc ông bố thí thì tàu buôn của ông bị đắm.
Chư Tỳ -kheo ngại sản nghiệp của ông bị tiêu tán hết, nên cử Tôn giả A-nan đến khuyên ông nên dừng cuộc bố thí. Trưởng giả Úc-già trả lời, ông hành xả như thế dù cho của cải ông có khô cạn hết, cũng chỉ để làm tròn bản nguyện của ông, giống y như bản nguyện của vị Chuyển Luân Thánh vương.”
Quí Phật tử có vị nào đặt niềm tin sâu vững đối với pháp Phật như trưởng giả Úc-già không? Tin sâu như vậy mới là chánh kiến bất động.
Ngày nay có nhiều Phật tử ham sống sợ chết, ham giàu sợ nghèo. Nếu có ai bày vẽ nên đến đền này miếu nọ, để cầu thần linh hộ mệnh được sống lâu, cầu thần linh ban phước được giàu sang, thì họ không ngần ngại đến để cầu khẩn van vái.
Vì vậy đạo Phật bị chê là mê tín. Pháp Phật dạy không có mê tín như thế, chỉ vì người mang danh Phật tử không có lòng tin bất động với chánh pháp, cứ chạy đến chỗ này van vái, chạy đến chỗ kia van xin, nên đạo Phật bị mang tiếng không tốt. Nếu người Phật tử chánh tín thì không bao giờ tin những sự việc xảy ra ngoài lý nhân quả. Mọi hiện tượng xảy ra đều do nhân quả, nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu. Nếu quả xấu thì can đảm chịu, nếu quả tốt thì vui vẻ nhận.
Đến đây tôi nói ra ngoài kinh Thập Thiện một chút để quí vị hiểu dễ tu. Trong luận Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Tổ Bồ-đề-đạt-ma có dạy tu Báo oán hạnh, tức là người tu phải thực hành hạnh trả thù. Quí vị nghe người tu mà trả thù có ngạc nhiên không? Quí vị hãy nghĩ kỹ xem trả thù bằng cách nào?
Ngài dạy khi gặp tai nạn đau khổ chúng ta phải nghĩ: Không phải tai nạn đau khổ ngẫu nhiên có, mà do đời trước mình tạo nghiệp ác, nên hôm nay quả thành tựu. Mình đã tạo nhân nay phải can đảm nhận quả, không than trời trách người.
Khi hết quả xấu rồi thì hết khổ. Như vậy là Báo oán hạnh. Nếu tai họa tới mà th an trời trách người, thì đâu có h ết n ợ, oán càng thêm o án. Ví dụ trước kia ông Bát ăn ở mích lòng ông Thập. Sau ông Thập có quyền thế, ông trả thù làm cho gia đình ông Bát tan nát khổ đau.
Như vậy là hai lần oán thù, lần thứ nhất ông Thậ p oán thù ông Bát, lần thứ hai ông Bát oán thù ông Thập và bây giờ ông Bát đang chờ cơ hội trả thù ông Thập. Xử với nhau như vậy có hết thù không? – Không. Thành ra trả thù mà trái lại gây thêm thù, oán thù chồng chất lên nhau không bao giờ hết. Tổ dạy “trả thù” là trả hết thù, không còn thù nữa, trả bằng cách quả đến thì can đảm chịu, không than không trách thì oán thù đau khổ không còn nữa.
Đó là “trả thù” theo lý nhân quả. Người nào biết trả thù như thế thì oán thù nhất định sẽ hết. Không biết trả thù như vậy thì thù oán còn hoài, vì trả thù tức là gây thêm thù làm sao hết được? Tổ Đạt -ma dạy “trả thù” mà không gây oán nên thù không còn.
Quí vị xét người biết đạo lý tu hành, có ai muốn nghiệp nợ mình còn hoài không? Ai cũng muốn hết nợ nên phải trả, nhớ trả mà đừng vay nữa. Tai họa đến, lại tới miếu này đền nọ, để van vái cầu cúng thì bao giờ mới hết nợ? Làm như thế là không dám trả, không dám trả là không hết nợ.
Tóm lại, Phật dạy chúng ta phải có chánh kiến, khi đã có chánh kiến rồi thì can đảm vui chịu mọi khổ đau xảy đến, không than không trách. Vì biết quả khổ đến là do mình tạo nhân xấu ở đời trước.
Nếu trốn tránh hoặc than trách, hoặc vái lạy van xin cũng không hết tội, có khi lại thêm tội và tăng thêm tà kiến nữa là khác. Thế nên Tổ Bồ-đề-đạt- ma dạy tu hạnh Báo oán để dứt thù dứt tội. Đó là hạnh thứ nhất.
Đến hạnh thứ hai là hạnh Tùy duyên. Ngài dạy chúng ta sanh ra đời được gặp những duyên tốt, làm ăn đúng thời, giàu có, nhiều tiền của, ăn sướng mặc đẹp sang cả. Phải nghĩ rằng: Do nghiệp lành đời trước mà mình được sanh chỗ tốt làm được việc tốt, nên mới được giàu sang sung sướng.
Do duyên phước đời trước để lại ngày nay được hưởng thì không nên hưởng hết, nếu hưởng hết thì phải khổ, vì vậy phải tiếp tục gieo nhân lành luôn luôn không dừng. Đó là trư ờng hợp thứ nhất.
Đến trường hợp thứ hai là phải nghĩ ngày nay mình được giàu sang sung sướng là do duyên nghiệp lành đời trước nên không tự cao ngã mạn, không khinh khi người, vì không phải tài trí của mình. Trong không ngã mạn, ngoài lo làm điều tốt thì dễ tiến trên đường tu.
Tuy nhiên, cũng có người không thông lý nhân quả, làm ăn được phát đạt thì cho là may mắn, làm ăn bị thất bại thì cho là rủi ro. Đổ thừa may rủi là tà kiến. Chớ không biết do nghiệp lành đời trước nên nay mình nghĩ gì đúng nấy làm gì được nấy.
Thế nên Phật nói do phước khiến cho con người hết khổ, muốn gì được nấy. Nghiệp ác làm cho người khổ, việc xảy ra thường trái ý mình, không được toại ý. Thế nên người có phước muốn gì được nấy, còn người vô phước thì muốn mà không được. Người không hiểu lý nhân quả đổ thừa cho may rủi là trốn trách nhiệm, tự cao ỷ tài khi làm được việc, oán trách khi thất bại.
Thế nên người Phật tử chân chánh phải có nhận định đúng với đạo lý, lúc nào cũng biết không có việc gì ngẫu nhiên đến, mà do phước nghiệp đời trước, cho nên cố gắng làm lành để vun bồi thêm phước đức.
Kinh nói:
Long vương! Nhược ly sát sanh, tức đắc thành tựu thập ly não pháp. Hà đẳng vi thập?
Nhất : Ư chư chúng sanh phổ thí vô úy.
Nhị : Thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm.
Tam : Vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí.
Tứ : Thân thường vô bệnh.
Ngũ : Thọ mạng trường viễn.
Lục : Hằng vi phi nhân chi sở thủ hộ.
Thất : Thường vô ác mộng, tẩm giác khoái lạc.
Bát : Diệt trừ oán kết, chúng oán tự giải.
Cửu : Vô ác đạo bố.
Thập : Mạng chung sanh thiên.
Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu
thành Phật thời, đắc Phật tùy tâm tự tại thọ mạng.
DỊCH:
Long vương! Nếu xa lìa sát sanh thì được thành tựu mười pháp không bức não.
Những gì là mười?
1. Bố thí đức vô úy cùng khắp chúng sanh.
2. Thường khởi lòng từ bi đối với chúng sanh.
3. Dứt sạch tập khí giận hờn.
4. Thân thư ờng không bệnh.
5. Mạng sống lâu dài.
6. Thường được phi nhân ủng hộ.
7. Thường không ác mộng, thức ngủ an vui.
8. Diệt trừ oán kết, oán hận tự giải.
9. Không s ợ rơi vào đường dữ.
10. Khi ch ết sanh lên cõi trời.
Đó là mười. Nếu hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành
Phật, được tùy tâm Phật, thọ mạng tự tại.
GIẢNG:
1. Ư chư chúng sanh phổ thí vô úy: Phàm sát sanh đi đôi ớvi trộm cướp. Mọi người ai cũng trọng mạng sống mình, nếu có người muốn giết mình chết, mình tránh không cho họ giết, song họ vẫn tìm để giết.
Như vậy mình không cho họ mạng sống mà họ vẫn tìm mình để giết. Đó là họ cướp mạng sống của mình. Loài vật cũng thế, khi người cầm dao muốn giết nó, nó không đ ưa cổ cho người giết, thế mà người dùng sức mạnh cột trói đè cổ nó để giết.
Như vậy là người vừa sát sanh, vừa cướp mạng sống của loài vật. Nên nói sát sanh đi đôi với trộm cướp. Ngược lại không sát sanh thì không trộm cướp, lại còn bố thí đức vô úy cho mọi loài, khiến cho mọi loài được an ổn không sợ hãi. Người cũng như vật đều có mối giao cảm. Đối với người có tâm ác hay giết hại, thì người vật ở gần họ có cảm giác sợ sệt.
Chẳng hạn như loài chim, thấy người cầm súng cầm cung là nó sợ bay đi nơi khác k hông dám tới gần. Còn với người có lòng từ không hại mạng nó thì nó không sợ mà tới gần đậu trên vai trên tay. Loài người cũng vậy, đối với những kẻ hay giết hại thì người đời kinh sợ tránh xa. Với người hiền đức thì lân la thân thiện. Cho nên nói không sát sanh là bố thí đức vô úy (không sợ hãi) cho người.
2. Thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm: Không sát sanh khởi lòng từ bi đối với chúng sanh bằng cách nào? Ví dụ có người đi đường thấy cá lóc lên bờ nằm. Người không giữ giới sát liền bắt cá đem về nhà kh o nấu ăn cho ngon miệng. Đó là người sát sanh không có lòng ừt bi đối với loài vật.
Ngược lại, người giữ giới không sát sanh khi thấy cá mắc cạn, khởi lòng thương, sợ cá chết, bắt đem thả xuống ao hồ cho nó sống. Vì vậy mà nói do xa lìa nghiệp sát nên khởi lòng từ bi đối với chúng sanh.
3. Vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí: Do đoạn dứt nghiệp sát sanh nên dứt sạch tập khí sân giận nơi tâm (ý).
Người còn muốn giết hại sanh mạng người vật là còn hung dữ, hung dữ là do nóng giận. Người không còn giết hại mạng sống người vật, lại khởi lòng thương là đã xa lìa được lòng nóng giận.
4. Thân thường vô bệnh: Người do không tạo nghiệp sát, nên được quả báo tốt không bệnh. Vậy ai hay đau yếu bệnh hoạn thì biết đời trước mình đã giết hại sanh vật nhiều, nên không than trách vì biết nhân mình đã tạo rồi giờ này thọ quả vậy.
5. Thọ mạng trường viễn: Do không sát sanh nên thọ mạng được lâu dài. Những người hiện đời sống lâu là do họ ít tạo nghiệp sát, do nhân không sát nên chiêu cảm được quả báo tốt.
6. Hằng vi phi nhân chi sở thủ hộ: Người không tạo nghiệp sát được phước báo, thường được phi nhân quỉ thần ủng hộ. Người này ở đâu cũng được bảo bọc gìn giữ an ổn không bị nhiễu hại.
7. Thường vô ác mộng, tẩm giác khoái lạc: Người nào ngủ chiêm bao thường thấy mộng dữ như cọp rượt, rắn cắn… thì biết đời trước tạo nhiều nghiệp sát. Người lúc thức thường được an vui, khi ngủ ít mộng mị, giấc ngủ yên lành thì biết đời trước thường xa lìa nghiệp sát sanh, nên mới được an lạc như vậy.
8. Diệt trừ oán kết, chúng oán tự giải: Người không tạo nghiệp sát hại, chẳng những hiện tại không kết thêm thù oán với người vật, mà những oan trái oán thù đời quá khứ lần lần cũng hết.
9. Vô ác đạo bố: Không tạo nghiệp sát hại, thường được quả báo an lành, có đủ lòng tin với chánh pháp nên không sợ rơi vào đường ác như địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
10. Mạng chung sanh thiên: Như trước đã nói người tu mười nghiệp lành thì được phước báo mạng chung sanh lên cõi trời.
Đó là mười công đức của người giữ giới không sát sanh hại vật. Trong mười nghiệp lành, chỉ tu một nghiệp không sát sanh mà kết quả được sanh lên cõi trời. Nếu biết hướng về quả Phật, thì sau khi thành Phật thọ mạng muốn kéo dài bao lâu tùy theo sở nguyện, đó là Ứng thân ở trong cõi đời không bị nghiệp lực chi phối bức bách, đến đi do nguyện lực.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp.
Hà đ ẳng vi thập?
Nhất : Tư tài doanh tích, vương t ặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán di ệt.
Nhị : Đa nhân ái ni ệm.
Tam : Nhân b ất khi phụ.
Tứ : Thập phương tán mỹ.
Ngũ : Bất ưu tổn hại.
Lục : Thiện danh lưu bố.
Thất : Xử chúng vô úy.
Bát : Tài, m ạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết.
Cửu : Thường hoài thí ý.
Thập : Mạng chung sanh thiên.
Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chứng thanh tịnh đại bồ-đề trí.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa trộm cướp thì được mười pháp bảo tín. Những gì là mười
1. Của cải đầy dẫy, vua, giặc cướp, nước lửa và con hư không thể phá hoại.
2. Nhiều người thương mến.
3. Người không khinh khi phụ bạc.
4. Mười phương khen ngợi.
5. Không lo sợ tổn hại.
6. Tiếng tốt đồn khắp.
7. Ở trong hội chúng không hề sợ hãi.
8. Của cải, sanh mạng, hình sắc, sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu.
9. Thường sẵn lòng bố thí.
10. Chết sanh lên cõi trời.
Đó là mười. Nếu biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Ph ật, được chứng trí thanh tịnh đại bồ-đề.
GIẢNG:
Phật nói người nào lìa nghiệp trộm cướp thì được mười pháp bảo tín (tin bảo đảm).
1. Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt:
Phật dựa trên nhân mà nói quả. Nếu người trộm cướp phá hoại gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo gia sản mình bị tiêu tán.
Còn người không cướp phá gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo tiền của nhà mìn h càng ngày càng sung túc. Dù cho vua ác, giặc cướp, nước lũ, lửa cháy, con bất hiếu cũng không thể làm cho tiêu tan được.
Kinh Phật nói: Của cải vô thường là do năm duyên cớ trên làm cho tan hoại. Trong thời quân chủ, vua ra lệnh sung công tài sản của ai thì người ấy phải nộp, không trốn được, đó là nạn vua. Tài sản mình cất giữ mà trộm cướp đến vây ngặt khủng bố cướp lấy, đó là nạn trộm cướp.
Đang làm ăn sung túc, nhà cửa chắc chắn mùa màng tốt tươi bị một trận nước lũ, bão lụt cuốn trôi, trắng tay không còn gì cả, đó là nạn nước.
Hoặc đang làm ăn phát đạt bị một cơn hỏa hoạn thiêu rụi hết nhà cửa của cải, chẳng còn món gì, đó là nạn lửa. Hay sanh phải đứa con bất hiếu, làm được bao nhiêu nó tiêu xài, phá hết bấy nhiêu, đó là nạn con bất hiếu. Người đương thời gia sản bị năm lý do trên làm tiêu tán, phải biết người đó trước không giữ giới không trộm cướp.
Người đã xa lìa trộm cướp thì được quả báo tốt, hiện đời của cải không bị cướp phá, mà đời sau gia sản không bị tiêu hao tán diệt bởi năm lý do vừa kể ở trên.
2. Đa nhân ái niệm: Người không trộm cướp thì không đụng chạm tới quyền lợi kẻ khác nên được nhiều người yêu mến, thương tưởng.
3. Nhân bất khi phụ: Không cướp lấy của người thì được đức tánh không tham, nên người đời quí trọng, kính yêu không phụ bạc dối lừa.
4. Thập phương tán mỹ: Người không trộm cướp, không làm tổn hại tài sản của kẻ khác đó là người tốt, nên được mọi người khen ngợi, tán thán.
5. Bất ưu tổn hại: Không cướp lấy của người, nên không chiêu cảm quả báo mất của. Vì vậy mà không lo buồn về việc mất mát tổn hại tài sản.
6. Thiện danh lưu bố: Người không cướp đoạt, không lấy của phi nghĩa là người thanh bạch liêm sỉ nên được tiếng tốt đồn đi xa.
7. Xử chúng vô úy: Người không trộm cướp ở chỗ đông người không sợ sệt, vì tâm không có niệm bất chánh, hành động từ trước tới giờ lúc nào cũng đứng đắn liêm sỉ, không có những cử chỉ của người tham lam cướp của, nên không e ngại sợ sệt chi cả.
8. Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết: Người không trộm cướp, được quả báo tốt là của cải, mạng sống, sức lực đều được an ổn. Về mặt nói năng biện luận đầy đủ không thiếu sót.
9. Thường hoài thí ý: Người không có lòng tham, không trộm cướp của người, lại còn nuôi lòng bố thí, muốn giúp đỡ mọi người được đầy đủ sống no ấm, an vui hạnh phúc như mình.
10. Mạng chung sanh thiên: Người không trộm cướp được quả báo sau khi chết sanh lên cõi trời.
Đó là những quả báo tốt của người giữ giới bậc trung. Nếu muốn tiến thêm nữa là biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật thì sẽ chứng được trí thanh tịnh đại bồ-đề.
Chúng ta tu một điều lành hay đôi ba điều lành, điều lành nào cũng hướng về Phật quả, đến một ngày nào đó công đức viên mãn thì sẽ thành Phật.
Ở đây tuy Phật dạy chúng ta tu Thập thiện bậc trung để được sanh lên cõi trời hưởng phước báo, nhưng nếu đi sâu hơn thì sẽ thấy mục đích cứu kính mà Phật nhắm là dạy chúng ta tu, hướng đến Phật quả, để khi thành Phật được trí tuệ rộng lớn như Phật.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly tà hạnh, tức đắc tứ chủng trí sở tán pháp. Hà đẳng vi tứ?
Nhất : Chư căn điều thuận.
Nhị : Vĩnh ly huyên trạo.
Tam : Thế sở xưng tán.
Tứ : Thê mạc năng xâm.
Thị vi tứ. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật trượng phu ẩn mật tàng tướng.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa tà hạnh thì được bốn pháp người trí ngợi khen.
Những gì là bốn?
1. Các căn đi ều thuận.
2. Xa lìa rộn ràng.
3. Được đời khen ngợi.
4. Vợ (hay chồng) không bị xâm phạm.
Ấy là bốn. Nếu hay hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật được tướng trượng phu ẩn mật tàng của Phật.
GIẢNG:
Phật dạy người không tà hạnh sẽ được bốn việc tốt như sau:
1. Chư căn điều thuận: Các căn trong thân người như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đầy đủ, điều thuận.
2. Vĩnh ly huyên trạo: Người không tà hạnh, thường sống đoan chánh trong cảnh thanh tịnh, nên hằng xa lìa chỗ ồn náo làm loạn động tâm trí.
3. Thế sở xưng tán: Người không tà hạnh thường có tư cách đứng đắn, đoan nghiêm, nên được mọi người quí trọng tán thán khen ngợi.
4. Thê mạc năng xâm: Người nam không tà hạnh khi cưới vợ thì được vợ có nết na đoan chánh, không bị người xấu dòm ngó xâm phạm tiết hạnh. Người nữ đoan chánh không tà hạnh khi có chồng cũng được người chồng đứng đắn không lang chạ.
Đó là bốn quả báo tốt của nhân không tà hạnh.
Người tu muốn tiến hơn nữa, biết hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì sẽ được tướng trượng phu ẩn tàng, là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Đó là kết quả tốt của người giữ giới không tà hạnh.
Phục thứ Long vương, nhược ly vọng ngữ, tức đắc bát chủng thiên sở tán pháp.
Hà đ ẳng vi bát?
Nhất : Khẩu thường thanh tịnh ưu-bát hoa hương.
Nhị : Vi chư th ế gian chi sở tín phục.
Tam : Phát ngôn thành ch ứng, nhân thiên kính ái.
Tứ : Thường dĩ ái ngữ an ủy chúng sanh.
Ngũ : Đắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh.
Lục : Ngôn vô ng ộ thất, tâm thường hoan hỉ.
Thất : Phát ngôn tôn tr ọng, nhân thiên phụng hành.
Bát : Trí tu ệ thù thắng vô năng chế phục.
Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chân thật ngữ.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa vọng ngữ thì được tám pháp trời khen ngợi. Những gì là tám?
1. Miệng thường thanh tịnh thơm mùi hoa ưu-bát.
2. Được người đời tin phục.
3. Mở lời thành chứng, trời người kính mến.
4. Thường dùng lời êm dịu an ủi chúng sanh.
5. Được ý vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh.
6. Nói không sai lầm, lòng thường hoan hỉ.
7. Mở lời tôn trọng, người trời vâng làm.
8. Trí tuệ thù thắng không ai chế phục được.
Đó là tám công đức. Nếu hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật sẽ được chân thật ngữ của Như Lai.
GIẢNG:
Ở đây Phật dạy người nào xa lìa vọ ng ngữ (nói dối) thì đ ược tám đ ức mà chư thiên khen ngợi:
1. Khẩu thường thanh tịnh ưu-bát hoa hương: Người không nói dối thì được quả báo tốt là miệng có mùi thơm như mùi hương hoa sen. Vậy người nào miệng thường hôi hám thì biết đời trước đã nói dối nhiều, nên mới có quả báo xấu như vậy.
2. Vi chư thế gian chi sở tín phục: Người không nói dối lúc nào cũng nói lời chân thật, thì có uy tín với mọi người, nên được người đời tín cẩn, kính phục.
3. Phát ngôn thành cứhng, nhân thiên kính ái: Người không nói dối, khi mở miệng nói điều gì là có chứng tín rõ ràng, không nói mơ hồ, không nói vu vơ. Nên người, trời luôn luôn kính mến.
4. Thường dĩ ái ngữ an ủy chúng sanh: Người giữ giới không nói dối, thường dùng lời hòa nhã để an ủi người khổ đau được an vui lợi ích.
5. Đắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh: Người không nói dối được quả báo tốt là tâm ý lúc nào cũng an vui, thanh thản, ba nghiệp thân, khẩu, ý thường trong sạch.
6. Ngôn vô ngộ thất, tâm thường hoan hỉ: Người không nói dối thì khi nói không lầm lỗi. Nếu không lỗi lầm thì không hối hận, không buồn, thường an vui.
7. Phát ngôn tôn trọng, nhân thiên phụng hành: Người không nói dối có thần lực nơi lời nói, mỗi khi nói ra thì trời người đều tôn trọng vâng làm.
8. Trí tuệ thù thắng vô năng chế phục: Người không nói dối thì có trí tuệ thù thắng hơn mọi người, nên không ai có thể áp bức chế phục được.
Phật dạy người biết hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì khi thành Phật sẽ được chân thật ngữ của Như Lai. Tôi nhắc lại một lần nữa là, mới học qua kinh Thập Thiện thấy như thấp dễ tu.
Nhưng nếu tu trọn vẹn, được trời người cung kính tôn trọng thì không phải dễ.
Chỉ có một giới không nói dối mà mấy ai giữ được trọn vẹn. Quí vị thử xét lại mình xem, có ai từ thuở bé cho tới lớn chưa từng nói dối một lần không? Tôi nói để quí vị lưu ý mà tu cho chín chắn. Ngay cả người xuất gia cũng coi thường, cho đó là phương tiện nên không gìn giữ nghiêm túc.
Tôi khuyên quí vị phải ráng giữ cho đúng, thà chết chớ không nói dối, dù chết mà phước đầy đủ vẫn hơn.
Chỉ giữ đúng có một giới mà phước đức như thế, chúng ta không thể lơ là. Người tu dù xuất gia hay cư sĩ đều phải giữ giới. Tu không phải tu cho Phật hay tu cho ngườ i nào khác mà là tu cho mình.
Đời này mình giữ giới thanh tịnh thì đời này mình được an vui, đời sau cũng được phước đức an vui. Nếu không giữ giới đời này khổ, đời sau cũng khổ. Thế nên phải biết Phật dạy chúng ta tu để được lợi ích là điều căn bản, rồi sau đó mới làm lợi ích cho người.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly lưỡng thiệt, tức đắc ngũ chủng bất khả hoại pháp. Hà đẳng vi ngũ?
Nhất : Đắc bất hoại thân, vô năng hại cố.
Nhị : Đắc bất hoại quyến thuộc, vô năng phá cố.
Tam : Đắc bất hoại tín, thuận bản nghiệp cố.
Tứ : Đắc bất hoại pháp hạnh, sở tu kiên cố cố.
Ngũ : Đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuống hoặc cố.
Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chánh quyến thuộc, chư ma ngoại đạo, bất năng trở hoại.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu lìa nghiệp nói hai lưỡi thì được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm?
1. Được thân bất hoại, không ai có thể hãm hại.
2. Được quyến thuộc bất hoại, không ai phá được.
3. Được lòng tin bất hoại, thuận theo bản nghiệp.
4. Được pháp hạnh bất hoại, chỗ tu kiên cố.
5. Được thiện tri thức bất hoại, không dối lừa nhau.
Đó là năm pháp bất hoại. Nếu ai hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,
sau khi thành Phật được quyến thuộc chân chánh, các ma ngoại đạo không thể phá hoại
GIẢNG:
Người không nói hai lưỡi để ly gián tình thân giữa người này với người khác, giữa nhóm này với nhóm khác thì thân không bị hại, được an ổn.
1. Đắc bất hoại thân, vô năng hại cố: Người không nói hai lưỡi để ly gián phá hoại sự thân tình đoàn kết của người thì thân mình không ai phá hoại, được an ổn.
2. Đắc bất hoại quyến thuộc, vô năng phá cố: Do không nói hai lưỡi để ly gián phá hoại chia lìa ai, nên được quả báo tốt là cha mẹ, anh em, quyến thuộc mình không ai phá hoại chia lìa được.
3. Đắc bất hoại tín, thuận bản nghiệp cố: Do đời trước mình không nói hai lưỡi làm cho người thù địch nhau, mất niềm tin với nhau, nên ngày nay không ai mất niềm tin nơi mình. Khi mình nói ra ai cũng tin tưởng thuận theo.
4. Đắc bất hoại pháp hạnh, sở tu kiên cố cố: Do công phu tu hành của mình vững, nên pháp hạnh mình không ai phá hoại được.
5. Đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuống hoặc cố: Thiện tri thức là thầy lành bạn tốt. Vì không dối gạt người, nên thầy lành bạn tốt của mình không bị ai phá hoại làm cho ly tán được.
Quí Phật tử tự kiểm lại xem, có khi nào mình nói hai lưỡi không? Nếu người nào không nói hai lưỡi để phá hoại việc người khác, thì biết chắc đời sau được năm món phước báo kể trên.
Rõ ràng tạo nhân không phá hoại chia lìa ai, thì thành tựu quả không bị ai phá hoại từ bản thân, quyến thuộc, lòng tin, pháp tu hành cho đến thiện hữu tri thức.
Quí vị đọc kinh Pháp Hoa, thấy Phật và Bồ-tát có bao nhiêu quyến thuộc? Các vị Bồ -tát đến dự hội trong kinh Pháp Hoa đem theo hàng trăm ngàn quyến thuộc. Quyến thuộc của các ngài toàn là Bồ -tát. Tại sao vậy?
Vì các ngài tu hành giữ giới nghiêm tịnh, nên quyến thuộc của các ngài toàn là những người thanh tịnh như Thanh văn, Bồ-tát, Bích-chi Phật…
Nếu là Phật thì đệ tử của các ngài cũng là La-hán, Bồ-tát, chớ không có phàm phu hung ác, ngoại đạo tà kiến xen dự trong đó. Cũng như vậy, nếu chúng ta giữ giới không lưỡng thiệt chín chắn thì được phước báo đời sau quyến thuộc mình toàn là người chân chánh, trong gia đình thì anh em hòa thuận, ăn nói ngay thẳng đàng hoàng.
Nếu trong gia đình anh em ăn nói gian xảo, quyến thuộc đối xử không ra gì, chúng ta có buồn trách giận hờn không?
Lúc đó phải tự xét lại nhân đời trước mình đã tạo, do mình không tu, ăn nói gian xảo nên ngày nay thọ quả báo ở trong cảnh không tốt không vui. Nếu chúng ta tu như lời Phật dạy, thì chắc chắn được phước báo sanh trong vòng quyến thuộc chân chánh hòa thuận.
Người hiểu đạo nghe một câu kinh suy nghiệm, tự tu sửa, chớ không phải nghe xong rồi bỏ. Phải xét lại hoàn cảnh sống của mình, để biết đời trước chúng ta tu thiếu hạnh nào, khiến đời này phải chịu khổ như vậy.
Khi biết mình tu giới chưa tròn đủ thì ngay bây gời phải nỗ lực tu thêm, chớ không thể chần chờ hẹn mai hẹn mốt. Người học Phật phải thấy nhân đời này, biết quả đời sau, xét quả hiện tại biết nhân đời trước của mình.
Nếu mình tu thiếu hạnh nào, phải nỗ lực tu hạnh đó để không còn thiếu nữa, nếu không tu thì thiếu lại càng thiếu thêm.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly ác khẩu, tức đắc thành tựu bát chủng tịnh nghiệp. Hà đẳng vi bát?
Nhất : Ngôn bất quai độ.
Nhị : Ngôn giai lợi ích.
Tam : Ngôn tất khế lý.
Tứ : Ngôn từ mỹ diệu.
Ngũ : Ngôn khả thừa lãnh.
Lục : Ngôn t ắc tín dụng.
Thất : Ngôn vô kh ả cơ.
Bát : Ngôn tận ái lạc.
Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, cụ túc Như Lai Phạm âm thanh tướng.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp.
Những gì là tám?
1. Lời nói không trái pháp độ.
2. Lời nói đều lợi ích.
3. Lời nói hợp lý đạo.
4. Lời nói đẹp khéo.
5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành.
6. Lời nói được tin dùng.
7. Lời nói không thể chê.
8. Lời nói được ưa thích.
Đó là tám món tịnh nghiệp. Nếu ai hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Ph ật, đầy đủ tướng Phạm âm của Như Lai.
GIẢNG:
Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp:
1. Ngôn bất quai độ: Lời nói không trái pháp độ, tức là lời nói chừng mực không trái thời duyên, không trái lý đạo. Khi nổi nóng mở miệng thì mắng chửi, nói nặng người, đó là lời nói không chừng mực, lúc bình thường tỉnh táo thì không bao giờ nói. Sở dĩ nói như thế là do không làm chủ được mình.
Bây giờ mình tu, bình tĩnh làm chủ được miệng không nói hung dữ, nên nói lời chừng mực không trái với thời duyên, không trái với đạo lý.
2. Ngôn giai lợi ích: Người không nói ác, mỗi khi mở miệng đều nói lời lợi ích, không bao giờ nói lời làm tổn hại khiến người khổ đau.
3. Ngôn tất khế lý: Người không nói lời ác, thì không nói sai quấy, chỉ nói những lời hợp với đạo lý.
4. Ngôn từ mỹ diệu: Người không nói lời ác, chỉ nói lời nhu nhuyến, dịu dàng làm vui đẹp lòng người, không nói lời thô xẵng, làm cho người buồn giận. Thường quí bà, mỗi khi nổi giận có nói êm dịu nhẹ nhàng không, hay nói thô xẵng làm cho người buồn giận? Quí bà ráng nhớ để tu, vì nói hung dữ người nữ dễ phạm.
5. Ngôn khả thừa lãnh: Người không nói ác, khi mở miệng thường nói lời hiền, khiến người nghe dễ lãnh hội thừa nhận.
6. Ngôn tắc tín dụng: Người không nói lời ác, khi nói là nói lời chân chánh phù hợp đạo lý, khiến người nghe tin nhận không bác bỏ.
7. Ngôn vô khả cơ: Người không nói lời ác, mở miệng nói lời hiền dịu, nhu nhuyến không bị chê cười.
8. Ngôn tận ái lạc: Người không nói lời ác, chỉ nói lời hiền thiện, ai nghe cũng ưa thích.
Đó là tám phước b áo của người không nói hung dữ. Nếu ai hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật sẽ được đầy đủ tướng Phạm âm của Như Lai. Trong kinh có ghi tiếng nói của Phật thanh tao trong trẻo như tiếng chim Ca-lăng-tần-già.
Ngài được phước báo tốt về âm thanh như thế là do nhiều đời nhiều kiếp khéo gìn giữ giới không nói hung dữ, nên mới được như vậy. Do lìa xa những tiếng thô, những lời nói làm cho người tức tối, nên Ngài được tiếng trong trẻo không ai bằng, nên ai cũng thích nghe.
Còn phàm phu chúng ta mở miệng là bị người nghe chống đối lại, không thừa nhận, đó là do từ trước chúng ta đã nói lời hung ác. Biết hậu quả như thế, chúng ta phải dè dặt chớ nói lời hung ác mới được tám điều phước lợi vừa nêu.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly ỷ ngữ tức đắc thành tựu tam chủng quyết định. Hà đẳng vi tam?
Nhất : Định vi trí nhân sở ái.
Nhị : Định năng dĩ trí như thật đáp vấn.
Tam : Định ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng.
Thị vi tam. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời đắc Như Lai sở thọ ký giai bất đường quyên.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ỷ ngữ thì thành tựu được ba món quyết định.
Những gì là ba?
1. Quyết định được người trí ưa thích.
2. Quyết định có thể dùng trí như thật đáp các câu hỏi.
3. Quyết định đối với người trời có oai đức tối thắng, không hư vọng.
Đó là ba món quếyt định. Nếu hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật được Như Lai thọ ký chẳng luống dối.
GIẢNG:
Phật dạy người không nói thêu dệt (ỷ ngữ), không dùng ờl i hoa mỹ để lừa gạt người thì được ba công đức:
1. Định vi trí nhân sở ái: Người không nói thêu dệt để lừa gạt người thì được người trí mến thương.
2. Định năng dĩ trí như thật đáp vấn: Người không nói thêu dệt thì được phước báo là có trí như thật để trả lời một cách quyết định những câu hỏi của người khác. Khi được hỏi điều gì là đủ trí trả lời điều đó một cách đúng đắn không quanh co dài dòng.
3. Định ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng: Người không nói lời ỷ ngữ được phước báo là đối với người trời có oai đức tối thắng, không ai sánh bằng.
Đó là ba món quyết định của người tu nhân không nói ỷ ngữ. Nếu biết hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật, sẽ được lời Như Lai thọ ký không sai dối.
Nghĩa là sau khi thành Phật biết được người này tu công hạnh thế nào, người kia tu công hạnh thế nào, rồi thọ ký cho họ đời nào sẽ thành Phật không luống dối.
Đó là do tu biết giữ giới không nói ỷ ngữ mà được. Sở dĩ Phật thọ ký cho hàng Thanh văn và Bồ-tát tu bao nhiêu kiếp nữa thành Phật là do công đức không nói ỷ ngữ. Còn chúng ta ngày nay nói gì trật nấy là do không giữ được giới này.
Đó là những công đức của khẩu nghiệp thiện.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly tham dục tức đắc thành tựu ngũ chủng tự tại. Hà đẳng vi ngũ?
Nhất : Tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố.
Nhị : Tài v ật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố.
Tam : Phước đức tự tại, tùy tâm sở dục vật giai bị cố.
Tứ : Vương vị tự tại, trân kỳ diệu vật giai phụng hiến cố.
Ngũ : Sở hoạch chi vật, quá bản sở cầu, bá bội thù thắng, do ư tích thời, bất san tật cố.
Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tam giới đặc tôn, giai cộng kính dưỡng.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa tham dục thì được thành tựu năm món tự tại.
Những gì là năm?
1. Ba nghiệp tự tại, các căn đầy đủ.
2. Của cải tự tại, tất cả oán tặc không cướp đoạt được.
3. Phước đức tự tại, tùy lòng ưa muốn vật dụng có sẵn đầy đủ.
4. Vương vị tự tại, đồ vật quí lạ, đều được dâng hiến.
5. Được nhiều vật thù thắng, gấp trăm l ần lòng mong cầu, vì thuở xưa không bỏn sẻn ganh ghét.
Đó là năm món tự tại. Nếu hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì
sau khi thành Phật đặc biệt được ba cõi thảy đều cung kính cúng dường.
GIẢNG:
Ở đây Phật dạy người nào lìa tham dục thì được năm món tự tại:
1. Tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố: Tam nghiệp là thân miệng ý. Tự tại là không bị ràng buộc, không bị cái gì làm chướng ngại. Do lìa tham dục nên thân khẩu ý không bị ràng buộc hay chướng ngại, các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi đầy đủ không thiếu bộ phận nào.
2. Tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố: Người không tham thì được phước báo có tiền của dư thừa, dùng xài thoải mái, không bị oán tặc cướp đoạt.
3. Phước đức tự tại, tùy tâm sở dục vật giai bị cố: Người không tham thì được phước đức đầy đủ, tùy tâm ước muốn, mọi vật dụng đều có đầy đủ.
4. Vương vị tự tại, trân kỳ diệu vật, giai phụng hiến cố: Người không tham thì được ph ước báo là ngôi vua tự tại v ững v àng, tất cả n hững đồ v ật quí giá được người dâng hiến đầy đủ.
5. Sở hoạch chi vật, quá bản sở cầu, bá bội thù thắng, do ư tích thời, bất san tật cố: Người không tham lam được phước báo là những vật mong ước, được hơn chỗ mình mong cầu gấp trăm lần, vì thuở xưa không có lòng san tham tật đố, bỏn sẻn.
Đó là năm món tự tại của người tu giữ giới không tham dục. Đây nói cho dễ hiểu là hạn chế lòng tham tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Nếu muốn thành Phật hay muốn tu cho có tiến bộ, muốn có nhiều công đức thì không kể ở đây, vì những ước muốn này có ý nghĩa hướng thượng, không làm cho người đọa lạc.
Trong phạm vi ngũ dục người nào khởi lòng tham đắm là mắc phải lỗi. Còn người nào lìa tham dục sẽ được năm món tự tại kể trên. Do quả báo như thế, nên đời này có những người làm ít mà được nhiều thì biết đời trước không tham lam bỏn sẻn. Còn người nào muốn nhiều mà được ít thì biết đời trước tham quá nên đời này quả báo không như ý.
Chẳng hạn như học mà thi rớt là do lỗi đời trước tham danh, nên đời này cầu mà không được, tham tài, tham sắc… cũng vậy. Tóm lại trong năm món đó, nếu trước tham lam thì bây giờ không được như ý. Ngược lại, nếu giữ trọn vẹn hoặc được phần nào thì bây giờ tương đối được như ý.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly sân nhuế tức đắc bát chủng hỉ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát?
Nhất : Vô tổn não tâm.
Nhị : Vô sân nhu ế tâm.
Tam : Vô tranh t ụng tâm.
Tứ : Nhu hòa chất trực tâm.
Ngũ : Đắc Thánh giả từ tâm.
Lục : Thường tác lợi ích an chúng sanh tâm.
Thất : Thân tướng đoan nghiêm chúng cộng tôn kính.
Bát : Dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế.
Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A -nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật vô ngại tâm, quán giả vô yểm.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa sân hận thì được tám pháp hỉ duyệt nơi tâm. Những gì là tám?
1. Tâm không ổn não.
2. Tâm không sân hận.
3. Tâm không tranh t ụng.
4. Tâm nhu hòa ngay thật.
5. Được lòng từ của bậc Thánh.
6. Sẵn lòng làm lợi ích an lạc cho chúng sanh.
7. Thân tư ớng đoan nghiêm chúng đều tôn kính.
8. Do hòa nhẫn mau sanh về cõi Phạm thiên.
Đó là tám pháp hỉ duyệt nơi tâm. Nếu ai hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật được tâm vô ngại của Phật, người xem không chán.
GIẢNG:
Phật dạy nếu người nào xa lìa sân hận thì được tám pháp hỉ duyệt nơi tâm:
1. Vô tổn não tâm: Lòng không sân hận thì không khởi niệm làm xúc não tổn hại người. Vì vậy mà mình an người vui.
2. Vô sân nhuế tâm: Không có tâm giận hờn. Ở đời này tâm không còn sân giận thì đời sau cũng không còn chủng tử sân giận, thường được an ổn vui vẻ.
3. Vô tranh ụtng tâm: Người không sân hận thì không khởi niệm tranh chấp, không tranh chấp thì đâu có thưa kiện ai.
4. Nhu hòa cấht trực tâm: Người không sân giận thì được tâm nhu hòa ngay thẳng. Người có tâm nhu hòa ngay thẳng lúc nào cũng đem nguồn sáng cho mọi người.
5. Đắc Thánh giả từ tâm: Người không sân hận thì thường có tâm từ bi thương xót tất cả chúng sanh như các bậc Thánh.
6. Thường tác lợi ích an chúng sanh tâm: Người không sân hận, thường thương xót làm cho chúng sanh an vui lợi ích.
7. Thân tướng đoan nghiêm, chúng cộng tôn kính: Người không sân hận, tâm thường nhu hòa vui vẻ, nên có hình tướng đoan chánh trang nghiêm. Thế nên được nhiều người tôn kính.
8. Dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế: Người không sân hận, lúc nào cũng hòa nhã an nhẫn nên mau sanh lên cõi trời Phạm thiên.
Đó là tám pháp hỉ duyệt nơi tâm do không sân hận mà thành tựu. Vậy người muốn khỏi tranh tụng, muốn được nhu hòa ngay thẳng, muốn có lòng từ bi như vị Thánh… thì hiện đời phải dứt sân hận.
Người còn sân hận thì không được tám pháp hỉ duyệt này. Vậy người nào hay tranh tụng thiếu lòng nhân ái, thân hình thô xấu, quạu quọ, thì biết người đó do nghiệp nhân sân hận đời trước chiêu cảm quả báo như vậy.
Kinh nói:
Phục thứ Long vương, nhược ly tà kiến, tức đắc thành tựu thập công đức pháp.
Hà đ ẳng vi thập?
Nhất : Đắc chân thiện ý lạc, chân thiện đẳng lữ.
Nhị : Thâm tín nhân quả, ninh quyên thân mạng, chung bất tác ác.
Tam : Duy qui y Phật, phi dư thiên đẳng.
Tứ : Trực tâm chánh kiến, vĩnh ly nhất thiết kiết hung nghi võng.
Ngũ : Thường sanh nhân thiên bất cánh ác đạo.
Lục : Vô lượng phước tuệ, chuyển chuyển tăng thắng.
Thất : Vĩnh ly tà đạo, hành ư Thánh đạo.
Bát : Bất khởi thân kiến, xả chư ác nghiệp.
Cửu : Trú vô ngại kiến.
Thập : Bất đọa chư nạn.
Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tốcchứng nhất thiết Phật pháp, thành tựu tự tại thần thông.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa tà kiến thì sẽ được thành tựu mười pháp công đức.
Những gì là mười?
1. Được ý vui chân thiện, bạn hữu chân thiện.
2. Tin sâu nhân qu ả, thà bỏ thân mạng, trọn không làmác.
3. Chỉ qui y Phật, không qui y các thiên thần khác v.v…
4. Tâm ngay thẳng, thấy biết chân chánh xa hẳn các sự ngờ vực kiết hung.
5. Thường sanh thân trời người, không rơi vào đường dữ.
6. Phước tuệ vô lượng lần lần thêm nhiều.
7. Xa hẳn đường tà, thực hành Thánh đạo.
8. Chẳng khởi thân kiến, bỏ các nghiệp ác.
9. Trụ tri kiến vô ngại.
10. Không bị các tai nạn.
Ấy là mười. Nếu hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật mau chứng tất cả pháp Phật, thành tựu thần thông tự tại.
GIẢNG:
Như trước đã nói, tà kiến là không tin lý nhân quả, chấp thường chấp đoạn, chấp thế giới hữu biên… tin tà ma ngoại đạo, tin bình vôi ông táo… Do những kiến chấp đó mà mê mờ rồi tạo nghiệp bất thiện, chiêu cảm quả báo khổ đau. Phật biết rõ nhân không tốt đó, nên dạy chúng ta phải xa lìa tà kiến. Người xa lìa tà kiến được mười công đức như sau:
1. Đắc chân thiện ý lạc, chân thiện đẳng lữ: Xa lìa tà kiến thì được ý vui chân thật của người trời. Chẳng những bản thân mình được vui chân thật mà còn được nhiều bạn bè chân thật hiền thiện.
2. Thâm tín nhân quả, ninh quyên thân mạng, chung bất tác ác: Người xa lìa tà kiến thì có lòng tin sâu nhân quả, không nghe lời xúi bảo không chân chánh của bất cứ ai, thà chết chớ không làm ác.
Vì biết rõ làm ác sẽ thọ nhận quả báo khổ, nên dứt khoát không làm, Phật thường dạy: “Thà chết chớ trọn không phá giới.” Tuy chết mà được sanh về cõi lành gặp Phật pháp để tu, sống mà phá giới đọa vào địa ngục, biết chừng nào ra khỏi khổ đau?
3. Duy qui y Phật, phi dư Thiên đẳng: Người xa lìa tà kiến chỉ qui y Phật, Pháp, Tăng chớ không qui y với trời, thần, quỉ, vật… Trong kinh có nói: Lúc Phật đến cung trời Đao-lợi nói pháp cho mẹ Ngài nghe, thì có chư Thiên đến qui y với Phật.
Chư Thiên còn qui y với Phật mà chúng ta lại qui y với chư Thiên là sao? Có những lúc Phật một mình ở nơi thanh vắng, chư Thiên đến cầu Phật nghe pháp.
Chư Thiên còn cầu pháp với Phật, chẳng lẽ chúng ta lại cầu pháp với chư Thiên? Thế nên, chỉ qui y với Phật, không qui y với thiên, thần, quỉ, vật, ngoại đạo… Có một số Phật tử tuy qui y với Phật, nhưng nghe nói cậu này linh, cô kia linh liền đến để xin bùa hộ mệnh, làm ăn khá giả, tuy qui y Phật mà chưa có chánh tín. Chúng ta mốun trở thành một Phật tử chánh tín là phải dứt bỏ tà kiến.
4. Trực tâm chánh kiến, vĩnh ly nhất thiết kiết hung nghi võng: Người xa lìa tà kiến, thường có chánh kiến tâm ngay thẳng nhận định chín chắn, xa hẳn mọi ngờ vực về kiết hung. Chỗ này đa số Phật tử đều kẹt, tuy qui y Phật, Pháp, Tăng mà nghe nói kiết hung lành dữ thì vẫn cứ lo sợ! Nghe ai đoán vận mệnh năm bả y năm về trước, hay năm bảy năm về sau đúng như việc đã xảy ra, liền tới đó đoán vận mệnh!
Nếu là Phật tử chân chánh tin sâu nhân quả, biết quả tốt hay xấu, đúng thời tiết nhân duyên nó đến là phải nhận thôi. Vì nhân đã tạo rồi, quả đến là chuyện hiển nhiên, không có gìđể sợ, để nghi, thì đoán vận mệnh để làm gì?
Hiện nay còn nhiều chùa vấp phải lỗi này, Phật dạy một đường mà Tăng Ni làm một nẻo, nên tu hoài không thành Phật, không hết khổ. Chúng ta tu phải đúng như lời Phật dạy thì mới an vui hết khổ.
5. Thường sanh nhân thiên bất cánh ác đạo: Đoạn ly tà kiến thì được sanh cõi người, cõi trời, không sa vào đường dữ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
6. Vô lượng phước tuệ chuyển chuyển tăng thắng: Người xa lìa tà kiến thì được phước đức vô lượng, phước đức càng ngày càng tăng trưởng.
7. Vĩnh ly tà đạo, hành ư Thánh đạo: Người xa hẳn tà kiến thường hành Thánh đạo. Có nhiều cụ già hay lo lắng: Bây giờ tôi tu không đắc đạo, chẳng biết đời sau tôi có gặp Phật pháp để tu không? Các cụ hãy an tâm. Muốn đời sau gặp Phật pháp để tiếp tục tu, thì ngay bây gời không tin tà ma, đồng bóng, ngoại đạo, chỉ một lòng tin Tam Bảo, chắc chắn đời sau không bị lạc, vì chủng tử đã sẵn nơi Tàng thức rồi, thì sẽ gặp lại chánh pháp tu nữa.
8. Bất khởi thân kiến, xả chư ác nghiệp: Người xa lìa tà kiến thì không khởi kiến chấp về thân năm ấm, nên không tô đắp vun bồi cho nó sung túc để rồi tạo các nghiệp ác chiêu cảm quả báo khổ đau.
9. Trú vô ngại kiến: Người dứt được tà kiến, lúc nào cũng thấy biết chín chắn xuyên suốt, không bị những kiến chấp lệch lạc làm ngăn ngại việc học tu của mình.
10. Bất đọa chư nạn: Người không còn tà kiến thì không si mê, luôn luôn sáng suốt, lời nói hành động lúc nào cũng hợp với chánh pháp, nên thân khẩu ý không tạo nghiệp ác, vì vậy mà không bị khổ nạn.
Đó là mười công đức của người đoạn lìa tà kiến. Người muốn tu tiến hơn, biết hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì sẽ được thành Phật. Sau khi thành Phật sẽ chứng được tất cả pháp mà Phật đã chứng, như Tam minh, Lục thông…
Vậy chúng ta tu, muốn đời sau an ổn, muốn được gặp Phật pháp luôn luôn để tu hành cho đến ngày thành Phật, thì không thể không biết mười công đức này.
Kinh nói:
Nhĩ thời Thế Tôn phục cáo Long vương ngôn: Nhược hữu Bồ-tát y thử thiện nghiệp, ư tu đạo thời, năng ly sát hại nhi hành bố thí cố. Thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, trường thọ vô yểu, bất vi nhất thiết oán tặc tổn hại.
Ly bất dữ thủ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tối thắng vô tỷ, tất năng bị tập chư Phật pháp tạng. Ly phi phạm hạnh nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, kỳ gia trinh thu ận, mẫu cập thê tử, vô hữu năng dĩ dục tâm thị giả….
Ly hư cuống ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ly chúng hủy báng, nhiếp trì chánh pháp, như k ỳ thệ nguyện, sở tác tất quả.
Ly gián ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, quyến thuộc hòa mục, đồng nhất chí lạc, hằng vô quai tránh.
Ly thô ác ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết chúng hội hoan hỉ qui y, ngôn giai tín thọ, vô vi cự giả.
Ly vô nghĩa ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo vô năng xâm đoạt, ngôn bất hư thiết, nhân giai kính thọ, năng thiện phương tiện, đoạn chư nghi hoặc.
Ly tham cầu tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết sở hữu, tất dĩ huệ xả, tín giải kiên cố, cụ đại oai lực.
Ly phẫn nộ tâm nhi hành thí c ố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tốc tự thành tựu vô ngại tâm trí, chư căn nghiêm h ảo kiến giai kính ái.
Ly tà đảo tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đo ạt, hằng sanh chánh ki ến, kính tín chi gia, kiến Phật, văn pháp, cúng dường chúng Tăng, thư ờng bất vong thất đại Bồ-đề tâm.
Thị vi đại sĩ tu Bồ-tát đạo thời, hành Thập thiện nghiệp, dĩ thí trang nghiêm sở hoạch đại lợi.
DỊCH:
Bấy giờ Thế Tôn lại bảo Long vương: Nếu có Bồ-tát nương mư ời nghiệp thiện này để tu hành:
– Hằng lìa giết hại mà thực hành hạnh bố thí, nên giàu sang nhiều của báu không bị xâm đoạt, trường thọ không chết yểu, không bị tất cả oán tặc làm tổn hại.
– Do lìa nghiệp không cố lấy của chẳng cho, lại tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, không ai sánh kịp và thâu thập được đầy đủ những kho tàng Phật pháp.
– Do lìa lỗi tà hạnh mà tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, trong nhà trinh thuận (vợ thủ tiết với chồng) mẹ và vợ con không ai đem lòng dục xâm phạm.
– Lìa nói dối, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, không bị nhục mạ, gìn giữ được chánh pháp như bản nguyện và khi thực hành nhất định kết quả.
– Lìa lời nói ly gián, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai xâm phạm, thân bằng quyến thuộc thuận hòa, cùng một ý chí vui vẻ, hằng không trái nghịch.
– Lìa lời nói thô ác, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, tất cả hội chúng đều vui vẻ qui về, nói ra đều được người tin nhận không chống trái.
– Lìa lời nói vô nghĩa (ỷ ngữ), tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai chiếm đoạt, nói không hư dối, người đều kính thọ, hay dùng phương tiện khéo léo đoạn dứt mọi nghi hoặc.
– Lìa tâm tham cầu, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không bị chiếm đoạt, có vật gì đều đem ban cấp, tin hiểu vững chắc, đủ oai lực lớn.
– Dứt lòng sân hận, tu hạnh bố thí, nên thường được của báu không ai chiếm đoạt, tự mình mau thành tựu trí vô ngại, các căn nghiêm trang t ốt đẹp người thấy kính ưa.
– Lìa lòng tà đảo, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính tin chánh kiến, thấy Phật, nghe pháp, cúng dường chúng Tăng, thường không quên mất tâm đại Bồ-đề.
Đó là bậc Đại sĩ khi tu đạo Bồ-tát, làm mười nghiệp thiện, dùng hạnh bố thí trang nghiêm mà đư ợc lợi lớn.
GIẢNG:
Đến đây Phật nhắc lại một lần nữa, những vị Bồ-tát y theo nghiệp lành mà tu hành
thì được nhiều điều lợi ích lớn:
– Người chẳng những không đoạn mạng sống chúng sanh lại còn bố thí, thì được giàu có không ai xâm phạm chiếm đoạt tài sản của mình, sống lâu không chết yểu, không bị oán tặc làm hại.
– Người chẳng những không trộm cướp mà còn bố thí, thì được giàu có, của cải không bị cướp đoạt, không ai sánh kịp, lại chứa nhóm được kho tàng Phật pháp.
– Người chẳng những không tà hạnh lại còn bố thí, thì thường được giàu có, của báu không ai xâm chiếm cướp đoạt. Gia đình trinh thuận, nghĩa là mẹ, vợ, con không bị người đem lòng dục xâm phạm.
– Người chẳng những lìa nói dối lại còn bố thí, thì được giàu có, của báu không ai xâm phạm chiếm đoạt, tránh được các điều chê bai, khéo giữ gìn chánh pháp, quyết định kết quả được như lời nguyện của mình.
– Người chẳng những không nói hai lưỡi lại còn bố thí, thường được giàu có, của báu không bị xâm đoạt, quyến thuộc thuận hòa, vui vẻ đồng một chí hướng, lòng không chống nghịch, gia đình sống an vui hạnh phúc.
– Người chẳng những lìa lời nói ác lại còn bố thí, thì thường giàu có, của báu không bị ai xâm phạm chiếm đoạt. Lời nói thường được người nghe vui vẻ kính tin làm theo không chống trái. Lại có phương tiện khéo léo giải nghi ngờ cho người đời.
Đó là những điều lợi ích của thân nghiệp và khẩu nghiệp thiện. Sau đây là những nghiệp thiện của ý.
– Người chẳng những lìa tham dục lại còn bố thí thì được giàu có, của báu không ai cướp đoạt. Có của cải đều muốn đem ban bố cho người, lòng tin kiên cố, có đủ oai lực lớn.
– Người chẳng những lìa nóng giận lại còn bố thí thì được giàu sang, của báu không ai cướp đoạt, tự mình mau được trí vô ngại, tức là nghĩ và làm điều gì cũng đúng, hình dung tốt đẹp ai thấy cũng mến.
– Người chẳng những lìa tà kiến điên đảo lại còn bố thí thì được giàu có, của báu không bị chiếm đoạt, thường được sanh vào nhà chánh kiến, kính tin Tam Bảo, thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng, không quên mất tâm đại Bồ-đề.
Các vị Bồ-tát là bậc Đại sĩ, khi tu đạo Bồ-tát thì tu mười nghiệp lành, lấy bố thí để trang nghiêm, nên được lợi ích lớn như vậy.
Quí Phật tử hiện giờ tuy chưa tu hạnh Bồ-tát, mà biết tu mười nghiệp lành không trái phạm, lại biết bố thí thì sẽ được quả báo tốt về sau.
Kinh nói:
Như thị Long vương, cử yếu ngôn chi, hành Thập thiện đạo, Dĩ giới trang nghiêm cố, năng sanh nhất thiết Phật pháp nghĩa lợi, mãn túc đại nguyện. Nhẫn nhục trang nghiêm cố, đắc Phật viên âm, cụ chúng tướng hảo.
Tinh tấn trang nghiêm cố, năng phá ma oán, nhập Phật pháp tạng. Định trang nghiêm cố, năng sanh niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an. Tu ệ trang nghiêm cố, năng đoạn nhất thiết phân biệt vọng kiến.
DỊCH:
Như vậy Long vương, nói tóm l ại, tu Thập thiện đạo, do Trì giới trang nghiêm nên hay sanh các ngh ĩa lợi Phật pháp và đầy đủ nguyện lớn. Do Nhẫn nhục trang nghiêm nên được viên âm của Phật, đủ các tướng tốt. Do Tinh tấn trang nghiêm, nên hay phá được ma oán, vào pháp tạng của Phật.
Do Thiền định trang nghiêm nên hay sanh niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an. Do Trí tu ệ trang nghiêm nên hay đoạn dứt tất cả phân biệt vọng kiến.
GIẢNG:
Tới đây Phật nâng thêm một tầng nữa là người tu Thập thiện mà còn tu Lục độ ba-la-mật thì có nhiều công đức như sau: Nếu lấy hạnh Trì giới để trang nghiêm thì được các điều lợi ích chân thật của Phật pháp và đầy đủ nguyện lớn.
Nếu lấy hạnh Nhẫn nhục để trang nghiêm thì sẽ được tiếng viên âm của Phật. Thường tiếng của Phật, mọi tầng lớp chúng sanh ai cũng nghe được và cũng thích, nên gọi là viên âm. Nếu dùng hạnh Tinh tấn để trang nghiêm thì hay phá các loài ma oán thể nhập Như Lai tạng.
Người lúc lập hạnh để tu thường bị ma chướng thử thách làm ngăn ngại việc tiến tu. Vì vậy phải tinh tấn để khắc phục mọi chướng ngại, vượt qua mọi khó khăn tiến đến quả Phật.
Nếu dùng Thiền định để trang nghiêm thì được niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an.
Người tu thiền định, khi đã chú tâm quán tưởng một đề mục thuần thục, thì tâm được nhẹ nhàng thơ thới, trí tuệ sáng suốt. Nếu dùng Trí tuệ để trang nghiêm, tức là dùng trí để quan sát giản trạch chánh tà, mới có khả năng đoạn dứt được mọi kiến chấp hư vọng không thật, tức là dứt thấy biết sai lầm không đúng lẽ thật.
Tóm lại, người nào biết tu Thập thiện lại còn tu thêm Lục độ thì được phước báo vô lượng vô biên như trên vừa kể.
Kinh nói:
Từ trang nghiêm cố, ư chư chúng sanh bất khởi não hại. Bi trang nghiêm cố, mẫn chư chúng sanh thư ờng bất yểm xả. Hỉ trang nghiêm cố, kiến tu thiện giả tâm vô hiềm tật. Xả trang nghiêm cố, ư thuận vi cảnh vô ái nhuế tâm. Tứ nhiếp trang nghiêm cố, thường cần hóa nhất thiết chúng sanh.
DỊCH:
Dùng lòng T ừ trang nghiêm, nên đối với các chúng sanh, không khởi tâm não hại.
Dùng lòng Bi trang nghiêm, nên th ương xót chúng sanh thư ờng không chán bỏ. Dùng tâm Hỉ trang nghiêm, nên thấy người tu thiện lòng không ganh tỵ. Dùng tâm Xả trang nghiêm, nên đối với cảnh thuận nghịch tâm không thương giận. Dùng Tứ nhiếp pháp trang nghiêm, nên thư ờng siêng năng nhiếp hóa tất cả chúng sanh.
GIẢNG:
Người đã tu Thập thiện lại còn dùng lòng Từ trang nghiêm nên không khởi tâm não hại. Tức là phát khởi lòng thương xót cứu giúp tất cả mọi loài, khiến cho họ được an vui, không có tâm làm não hại khiến cho chúng sanh đau khổ.
Người đã tu Thập thiện lại còn dùng tâm Bi trang nghiêm, nên thương các chúng sanh không chán ỏb. Tức là đem lòng thương xót chúng sanh đau khổ, dùng mọi phương tiện để cứu giúp. Dù cho chúng sanh có khó độ, khó nói cũng không nhàm chán, không phó mặc bỏ qua. Người đã tu Thập thiện lại còn dùng tâm Hỉ trang nghiêm, thấy người tu thiện không ganh ghét.
Nghĩa là đối với chúng sanh ai làm được điều gì tốt đẹp hoặc hưởng được phước báo hơn mình, thì khởi tâm tùy hỉ, chớ không có lòng ganh ghét đố kỵ làm não hại họ. Người đã tu Thập thiện lại còn dùng tâm Xả trang ngh iêm, nên đối với cảnh thuận nghịch lòng không thương giận. Nghĩa là trong sự tương giao giữa mình với người, dù cho người có đối với mình tử tế, mình không vì thế mà sanh lòng ái nhiễm, hoặc họ xử sự với mình tệ bạc, mình cũng không vì thế mà oán giận họ.
Tóm lại người nào tu Thập thiện mà biết tu thêm Tứ vô lượng tâm thì được những công đức: Lòng không não hại chúng sanh, không nhàm bỏ chúng sanh, không đố kỵ ganh ghét khi thấy chúng sanh hơn mình, không ái nhiễm hay oán ghét đối với cách đối xử ưu ái hay tệ bạc. Và người tu Thập thiện biết tu thêm Tứ nhiếp pháp thì được công đức siêng năng hóa độ chúng sanh.
Như vậy, hàng Bồ-tát dù tu hạnh nào cũng lấy Thập thiện làm căn bản. Thế nên Thập thiện là nền tảng mà người tu không thể xem thường.
Niệm xứ trang nghiêm c ố, thiện năng tu tập Tứ niệm xứ quán. Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp. Thần túc trang nghiêm cố, hằng linh thân tâm khinh an khoái lạc.
Ngũ căn trang nghiêm cố, thâm tín kiên cố, tinh cần phỉ giải, thường vô mê vọng, tịch nhiên điều thuận đoạn chư phi ền não. Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả.
Giác chi trang nghiêm cố, thường thiện giác ngộ nhất thiết chư pháp.
Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tu ệ, thường hiện tại tiền. Chỉ trang nghiêm cố, tất năng địch trừ nhất thiết kiết sử. Quán trang nghiêm cố, năng như thật tri chư pháp Tự tánh. Phương tiện trang nghiêm c ố, tốc đắc thành mãn vi vô vi lạc.
DỊCH:
Dùng Niệm xứ trang nghiêm nên khéo tu tập Tứ niệm xứ quán. Dùng Chánh cần trang nghiêm nên hay đo ạn trừ tất cả pháp bất thiện, thành tựu tất cả pháp thiện. Dùng Thần túc trang nghiêm nên hằng khiến cho thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ.
Dùng Ngũ căn trang nghiêm nên lòng tin sâu xa kiên c ố, siêng năng không biếngnhác thường không mê vọng, vắng lặng điều hòa đoạn dứt các phiền não.
Dùng Ngũ lực trang nghiêm nên các oán dứt sạch, không gì hoại được. Dùng Giác chi trang nghiêm nên thường khéo giác ngộ tất cả các pháp. Dùng Chánh đạo trang nghiêm, nên được trí tuệ chân chánh thường hiện ở trước. Dùng Chỉ trang nghiêm nên dứt sạch tất cả kiết sử.
Dùng Quán trang nghiêm, nên hay biết như thật Tự tánh của các pháp. Dùng Phương tiện trang nghiêm, nên chóng được thành t ựu viên mãn cái vui hữu vi vô vi.
GIẢNG:
Tới đây Phật nói gọn, người tu Thập thiện mà còn tu thêm Ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì có được những công đức như sau:
Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Tứ niệm xứ thì đối với bốn pháp: quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã chóng được viên mãn. Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Tứ chánh cần thì hay dứt trừ tất cả các pháp ác, thành tựu tất cả pháp lành.
Vì tâm chưa móng khởi niệm ác, đã lo gìn giữ không cho phát khởi. Nếu tội ác đã lỡ sanh thì cố gắng đoạn trừ tận gốc rễ, không cho nó tái sanh nữa. Đồng thời siêng năng làm phát sanh những điều lành vừa móng khởi nơi tâm, trở thành hành động lợi ích thiết thực cho mình cho mọi người. Và phải thường xuyên phát triển điều lành ấy thêm tăng trưởng thuần thục, thì pháp ác đoạn dứt, pháp lành thành tựu.
Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Tứ như ý túc thì thân tâm được khinh an vui vẻ. Phàm người tu hành phải có chí nguyện, chí nguyện đó là tâm mong muốn thành Phật một cách thiết tha. Sau khi đã phát tâm mong cầu quả vị Phật rồi, phải tinh tấn thực hành pháp tu mình đã chọn.
Khi tinh tấn thực hành pháp tu, thì thân tâm nhẹ nhàng an định dần dần, không còn tán loạn. Sau đó sẽ được nhất tâm, trí tuệ bừng sáng thấu suốt được Thật tướng của các pháp.
Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Ngũ căn thì được lòng tin Tam Bảo một cách kiên cố, trên đường tu hành siêng năng tu tập không giải đãi, thường không mê vọng, hằng nhớ giới pháp đã thọ, nên tâm thường thanh tịnh, điều phục đoạn dứt phiền não.
Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Ngũ lực thì có đức tin mạnh mẽ, có sức mạnh bất thối trên đường tu, nhớ giới pháp một cách sâu xa, có định lực phi thường, có thần lực của trí tuệ vô biên, trí thế gian không thể sánh kịp. Nhờ năm thần lực phi thường vừa kể mà khéo đoạn diệt được mọi oán thù.
Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Thất giác chi thì không bị lạc vào tà pháp, khéo chọn chánh pháp khế hợp với căn cơ của mình, nên việc tu hành không bị chướng ngại, thường xuyên tiến bộ, không bị thối chuyển, không tự mãn, không bỏ dở mục đích mà mình đã nhắm. Nhờ siêng năng tu hành nên đoạn dứt phiền não, thân tâm vui nhẹ không tạp loạn, an định, thấy rõ Thật tướng của tất cả pháp, buông xả mọi kiến chấp về ngã và pháp, được giải thoát.
Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Bát thánh đạo thì lúc nào cũng tư duy, thấy biết, nói năng, hành động, nuôi mạng sống phù hợp với chánh pháp của Phật, luôn luôn tinh tấn nhớ nghĩ pháp tu, đi sâu vào thiền định đạt đến Niết-bàn giải thoát.
Người tu Thập thiện lại còn khéo tu Chỉ, nên dứt sạch mọi kiết sử như tham, sân, si… từng trói buộc sai khiến, làm cho con người khổ đau triền miên trong sanh tử. Người tu Thập thiện lại còn tu Quán thì trí tuệ sáng suốt thấy biết các pháp đúng như thật. Người tu Thập thiện lại còn khéo dùng phương tiện để giúp người được lợi lạc về mặt hữu vi hay vô vi thì chóng thành tựu viên mãn cái vui Niết-bàn.
Tóm lại, Phật dạy người tu Thập thiện lại còn biết tu Lục độ vạn hạnh thì sau này sẽ thành tựu quả vị Bồ-tát, quả vị Phật. Tu thêm Tứ vô lượng tâm, Tứ nhiếp pháp, thì được công đức vô lượng vô biên như đã nêu ở trước. Tu thêm Ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì thành tựu quả A-la-hán, Bích-chi Phật. Phật dạy tu Thập thiện là gốc, nếu tiếp tục tu các pháp vừa kể thì mới được công đức như đã nêu.
Kinh nói:
Long vương đương tri, thử Thập thiện nghiệp, nãi chí năng linhThập lực tứ vô úy, Thập bát bất cộng nhất thiết Phật pháp, giai đắc viên mãn. Thị cố nhữ đẳng ưng cần tu học.
DỊCH:
Long vương nên bi ết, Mười nghiệp thiện này, hay khiến cho Mười lực, Bốn vô sở úy, Mười tám pháp bất cộng, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Thế nên các ông phải siêng năng tu học.
GIẢNG:
Đây là lời Phật khuyên: Mười nghiệp thiện là pháp tu căn bản có công đức lớn như đã nói, nên hãy siêng năng tu học.
ÂM:
Long vương! Thí như nh ất thiết thành ấp tụ lạc giai y đại địa nhi đắc an trụ, nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc y địa nhi đắc sanh trưởng. Thử Thập thiện đạo, diệc phục như thị. Nhất thiết nhân thiên y chi nhi lập, nhất thiết Thanh văn, Độc giác bồ- đề, chư Bồ-tát hạnh, nhất thiết Phật pháp, hàm cộng y thử Thập thiện đại địa nhi đắc thành tựu.
DỊCH:
Long vương! Ví như t ất cả thành ấp xóm làng đều nương đại địa mà được an trụ, tất cả cỏ thuốc cây cối, bụi rừng cũng nương nơi đất mà được sanh trưởng. Thập thiện nghiệp đạo cũng lại như thế. Tất cả người trời nương nơi đó mà được thành lập, tất cả Thanh văn, Đ ộc giác Bồ-đề, các hạnh Bồ-tát, tất cả Phật pháp, đều nương chung vào đại địa Thập thiện mà được thành tựu.
GIẢNG:
Phật dạy tất cả thành ấp, xóm làng đều nương nơi đất mà được an trụ, nào là cỏ cây rừng bụi cũng nương nơi đất mà sanh trưởng. Mười pháp lành này cũng lại như thế. Tất cả người trời đều nương nơi mười pháp lành mà thành lập. Nghĩa là do mười pháp lành này mà được làm người làm trời.
Tất cả Thanh văn Bồ -đề, các hạnh Bồ-tát đều nương nơi mười pháp lành này mà được thành tự u. Tóm lại, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ -tát, Phật đều lấy mười pháp lành làm gốc. Dù tu pháp nào, nếu bỏ mười pháp lành này đều không thành tựu. Học đạo giỏi đến đâu, nói tu cao thế mấy, nếu bỏ mười pháp lành này mà không tu, thì không thể thành tựu Thánh quả.
Nếu ngồi thiền lâu được định, mà khi xả thiền cũng vẫn còn tham sân si… thì thiền định đó vẫn là thiền phàm phu, tu chưa tới đâu cả. Thí dụ người nói từ bi ưa bố thí cứu giúp chúng sanh, mà còn đắm mê ngũ dục thì cũng vẫn là phàm phu.
Cho nên dù tu pháp gì cao siêu, mà bỏ Thập thiện thì không được.
Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật, cũng đều đứng trên đất Thập thiện mà được vững vàng. Có người tự nhận mình tu cao, song có ai đụng chạm đến là la lối nặng lời, người như vậy vẫn không tiến bộ.
Quí vị nhớ, Thập thiện gồm ba nghiệp thiện nơi thân, bốn nghiệp thiện nơi miệng và ba nghiệp thiện nơi ý. Quí vị ráng nhớ để tu và có thể tu thêm những hạnh khác, thì công đức vô lượng, quả Phật thành tựu viên mãn.
Nếu không tu Thập thiện mà tu những hạnh khác, e không thành tựu Thánh quả. Thế nên tu phải lấy Thập thiện làm căn bản.
Kinh nói:
Phật thuyết thử kinh dĩ, Ta-kiệt-la Long vương c ập chư đại chúng nhất thiết thế gian, thiên, nhân, a-tu-la đẳng, giai đại hoan hỉ tín thọ phụng hành.
DỊCH:
Phật nói kinh này rồi, Long vương Ta-kiệt-la cùng toàn thể đại chúng tất cả thế gian thiên, nhân, a-tu-la th ảy đều vui vẻ, tin nhận vâng làm.
GIẢNG:
Sau khi Phật nói kinh này xong, trong hội chúng ai cũng vui vẻ tin nhận vâng làm. Bây giờ quí vị đã được nghe tôi giảng kinh rồi, có vui vẻ thực hành không? Nếu thực hành là phải dẹp bỏ tham, sân, si, tà kiến… Thực hành không dễ mà cũng không khó.
Nếu nghe rồi, nỗ lực tu hành thì được công đức vô lượng. Nếu nghe rồi bỏ, không thực hành, tuy nghe hoài mà vẫn không tiến. Điều quan trọng là tin nhận rồi phải thực hành mới được lợi ích. Quí vị nhớ thực hành mười pháp này gọi là pháp lành, ngược lại là mười điều ác.
Làm mười điều ác sẽ dẫn đến địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, tu mười pháp lành sẽ tiến lên cõi Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật.
Phật đã vạch rõ hai hướng lên xuống rõ ràng, tùy quí vị chọn lựa để thực hành, kiếp sống an vui hạnh phúc hay trầm luân đau khổ là do quí vị, chớ không ai làm thay được việc này. Thế nên chúng ta tu, làm sao cho hiện đời được an vui lợi ích, mai sau cũng được an vui lợi ích và đời đ ời gặp Phật pháp.
Phật dạy n ếu người tại gia tu Thập thiện thì gia đình thân thuộc được an vui hạnh phúc. Xóm làng tu Thập thiện thì xóm làng được an vui hạnh phúc. Cả một quốc gia tu Thập thiện thì quốc gia đó thành nước an lạc.
Ngược lại thì gia đình quyến thuộc bất an xào xáo, xóm làng rối loạn thiếu an ninh, quốc gia loạn ly chinh chiến, không giềng mối đạo đức, giống như địa ngục… Đó là hậu quả xấu ác của cá nhân cũng như đoàn thể không tu Thập thiện.
Vậy quí vị hãy tự kiểm lại, xét quả hiện tại để biết nhân đời trước và làm sao cho nhân hiện tại luôn tốt, để đời này cũng như đời sau được an vui hạnh phúc không bị khổ đau. Nên nhớ, tự mình làm cho mình hạnh phúc với trí tuệ sáng suốt, chớ k hông do ai đem đến cho mình.
Thế nên đừng có tà kiến mê tín làm theo sự rủ rê xúi bảo của kẻ khác, mà không tận dụng trí tuệ để cân nhắc việc nên hoặc không nên làm. Vì nhân lành hay ác đều do mình tạo, rồi cũng tự mình chiêu cảm quả báo vui hay khổ, không ai thế thay cho mình cả.
MỤC LỤC
00 Trang bìa
01 Lời đầu sách
02 Kinh Thập Thiện giảng giải
03 Giảng đề kinh
04 Giảng văn kinh 1
05 Giảng văn kinh 2: Thập thiện 06 Giảng văn kinh 3: Sát sanh 07 Giảng văn kinh 4: Trộm cướp 08 Giảng văn kinh 5: Tà hạnh 09 Giảng văn kinh 6: Vọng ngữ
10 Giảng văn kinh 7: Nói hai lưỡi
11 Giảng văn kinh 8: Ác khẩu
12 Giảng văn kinh 9: Ỷ ngữ
13 Giảng văn kinh 10: Tham dục
14 Giảng văn kinh 11: Sân hận
15 Giảng văn kinh 12: Tà kiến
16 Giảng văn kinh 13: Thập thiện và Bố thí
17 Giảng văn kinh 14: Thập thiện và Lục độ ba-la-mật
18 Giảng văn kinh 15: Thập thiện và Từ Bi Hỉ Xả
19 Giảng văn kinh 16: Thập thiện và Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
20 Giảng văn kinh 17
21 Mục Lục
• Xem mệnh 12 con Giáp tại đây
Khải Toàn Phong thuỷ
• Chánh niệm: “Thành công nhờ kiên trì – Trí tuệ nhờ Chánh niệm”, nghĩa rằng muốn thành công phải thật kiên trì, có những việc thực hiện cả vạn lần, tư duy luôn hướng tới những điều tích cực trong mọi hoàn cảnh sẽ sinh ra trí tuệ.
• Nhân quả: Giả dụ mỗi ngày bạn bỏ vào ống heo 100 ngàn đồng, một năm sau heo sẽ mập, mỗi ngày hành thiền 10 phút, một năm sau tâm trí sẽ thành cây đại thụ an tịnh. Đạo lý này nói lên “quả của hôm nay, hoàn toàn là Nhân của hôm qua”.
• Khải Toàn không phải thầy phong thủy nổi tiếng, dùng kiến thức phong thủy chân chính, dùng khả năng tu tập của bản thân, để trợ duyên những vị đủ duyên và đủ phước để cải vận, trong kết quả luôn kèm theo lời khai thị về sống chân thiện, mở lòng bố thí, khuyến nghị hành thiền, đó là những phương tiện gia tăng vận may ngoài ứng dụng phong thủy
• Phong thủy: là phương tiện trợ duyên giúp công danh thăng tiến. Không gian là phong thủy, tâm lý là phong thủy, sạch sẽ gọn là là phong thủy tốt, tâm trạng phấn khởi là phong thủy tốt, vị nào có tấm lòng vị tha không chấp trước hẵn là người có phúc đức.
| Hãy theo dõi kên “Khải Toàn Phong thủy” trên Youtube / Tik Tiok / Facebook |
Danh mục bài