HOÁ GIẢI
Tam tai 2024Cửu vận › Pháp khí
Thỉnh thẻ may mắn bình an
Lịch xem ngày tốt 2025 Ất Tỵ
Kim bài hộ mệnh 12 con giáp
Huyền không phi tinh vận 9
tử vi cải vận mệnh khuyết

Cửu cung phi tinh 2025 | Học Phong thủy đổi vận  | Tam tai 2024 | Phong thuỷ nhà vận 9 | Cúng khai trươngBút văn xươngTuổi Phạm Thái Tuế 2024 |  Xem ngày lành 2025 

Tự tra bát tự online | thái tuế 2024tam tai 2024

thầy phong thuỷ
gia chu phong thuy khai toan

Lịch sử Thiền

Lịch sử Thiền

Thiền tông khởi nguyên từ Ấn Độ được truyền đến đời thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma (xem Nhị thập bát tổ). Ngày nay, người ta không còn tư liệu gì cụ thể về lịch sử các vị Tổ Thiền tông Ấn Độ, và thật sự thì điều đó không quan trọng trong giới Thiền. Điều hệ trọng nhất của Thiền tông là "tại đây" và "bây giờ".

Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây.[1] Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:

Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, ?-532)
Huệ Khả (zh. 慧可, 487-593)
Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606)
Đạo Tín (zh. 道信, 580-651)
Hoằng Nhẫn (zh. 弘忍, 601-674)
Huệ Năng (zh. 慧能, 638-713)
Trong suốt thời gian từ đó đến Lục tổ Huệ Năng, Phật giáo và Lão giáo đã có nhiều trộn lẫn với nhau, nhất là trong phái Thiền đốn ngộ của Huệ Năng, phát triển tại miền Nam Trung Quốc. Một phái Thiền khác ở phía Bắc, do Thần Tú (zh. 神秀) chủ trương, chấp nhận "tiệm ngộ" (zh. 漸悟) — tức là ngộ theo cấp bậc — không kéo dài được lâu. Phái Thiền của Huệ Năng phát triển như một ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống và sản sinh vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất (zh. 馬祖道一), Bách Trượng Hoài Hải (zh. 百丈懷海), Triệu Châu Tòng Thẩm (zh. 趙州從諗), Lâm Tế Nghĩa Huyền (zh. 臨濟義玄)… và truyền ra các nước khác như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thiền phương Nam dần dần chia thành Ngũ gia thất tông (zh. 五家七宗), "năm nhà, bảy tông", đó là những tông phái thường chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thật của Thiền. Ngũ gia thất tông gồm Tào Động tông (zh. 曹洞宗), Vân Môn tông (zh. 雲門宗), Pháp Nhãn tông (zh. 法眼宗), Quy Ngưỡng tông (zh. 潙仰宗), Lâm Tế tông (zh. 臨濟宗) và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kì phái (zh. 楊岐派) và Hoàng Long phái (zh. 黃龍派).

ngoi_thien_2

 

  • Thiền tông tại Việt Nam

Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trước cả Trung Quốc với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu. Và theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma. Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại Trung Quốc, chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Thiền tông tại Việt Nam ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.

Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sang miền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.

TruocVaSauKhiHocThien

 

  • Thiền trong Phật giáo

Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:

    to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.

Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độ đều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là Tĩnh lự (zh. 靜慮). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na (zh. 馱衍那), Trì-a-na (持阿那). Có thể coi Thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian – không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm

Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.

Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện 逼遣方便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án…

Ý chí cương quyết tu tập Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó" được chuyển hoá; hành giả đạt sự thống nhất với "Thượng đế", với cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".

Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:

"Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."
Theo đạo Phật, hành giả nhờ Định (sa. samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ cái五蓋, sa. nīvaraṇa) thì đạt được bốn cõi thiền (tứ thiền định) của sắc giới (sa. rūpadhātu, xem Tam giới), đạt Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc (sa. āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. deva) liên hệ.

Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.

Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở Nhập tức xuất tức niệm (zh. 入息出息念, pi. ānāpānasati), Tứ niệm xứ (pi. satipaṭṭhāna)… với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).

Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả — kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Toạ thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện.

  • Thiền tông

Thiền tông (zh. chán-zōng 禪宗, ja. zen-shū 禅宗) là tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với sự hấp thụ một phần nào đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tông phái này được đưa vào Việt Nam từ Nhật Bản và Trung Quốc (trong Kanji), nhưng có nguồn gốc ở Ấn Độ (trong Tiếng Phạn: ध्यान).

Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lí hoá", phân tích chi li Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.

Thiền tông quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh nhất mọi nghi thức tôn giáo và mọi lí luận về giáo pháp. Thiền tông chỉ khuyên hành giả Toạ thiền (ja. zazen) để kiến tính, được coi là con đường ngắn nhất, đồng thời cũng là con đường khó nhất. Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:

教外別傳    Giáo ngoại biệt truyền    Truyền giáo pháp ngoài kinh điển
不立文字    Bất lập văn tự    không lập văn tự
直指人心    Trực chỉ nhân tâm    chỉ thẳng tâm người
見性成佛    Kiến tính thành Phật    thấy chân tính thành Phật.
Bốn tính chất rất rõ ràng dễ nhập tâm này được xem là do Bồ-đề-đạt-ma nêu lên, nhưng cũng có người cho rằng chúng xuất phát từ Thiền sư đời sau là Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. 南泉普願, 749-835), một môn đệ của Mã Tổ Đạo Nhất. Truyền thuyết cho rằng quan điểm "Truyền pháp ngoài kinh điển" đã do Phật Thích-ca áp dụng trên núi Linh Thứu (sa. gṛdhrakūṭa). Trong pháp hội đó, Ngài im lặng đưa lên một cành hoa và chỉ có Ma-ha-ca-diếp (sa. mahākāśyapa), một đại đệ tử, mỉm cười lĩnh hội ý chỉ của cách "Dĩ tâm truyền tâm" (以心傳心, xem Niêm hoa vi tiếu). Phật Thích-ca ấn chứng cho Ca-diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ. Từ đó, Thiền tông coi trọng tính chất Đốn ngộ (zh. 頓悟), nghĩa là "giác ngộ ngay tức khắc", trên con đường tu học.

  • Thiền tông tại Nhật Bản

Trong các tông này thì có hai tông Lâm Tế và Tào Động du nhập qua Nhật trong thế kỉ 12, đầu thế kỉ 13, đến nay vẫn sinh động và còn ảnh hưởng lớn cho Thiền thời nay. Khoảng đến đời nhà Tống thì Thiền tông Trung Quốc bắt đầu suy tàn và trộn lẫn với Tịnh Độ tông trong thời nhà Minh (thế kỉ 15). Trong thời gian đó, Thiền tông đúng nghĩa với tính chất "dĩ tâm truyền tâm" được xem như là chấm dứt. Lúc đó tại Nhật, Thiền tông lại sống dậy mạnh mẽ. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (zh. 道元希玄), người đã đưa tông Tào Động qua Nhật, cũng như Thiền sư Minh Am Vinh Tây (zh. 明菴榮西), Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心), Nam Phố Thiệu Minh (zh. 南浦紹明) và nhiều vị khác thuộc phái Lâm Tế đã có công thiết lập dòng Thiền Nhật Bản. Giữa thế kỉ 17, Thiền sư Trung Quốc là Ẩn Nguyên Long Kì (zh. 隱元隆琦) sang Nhật thành lập dòng Hoàng Bá, ngày nay không còn ảnh hưởng. Vị Thiền sư Nhật xuất chúng nhất phải kể là Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴), thuộc dòng Lâm Tế, là người đã phục hưng Thiền Nhật Bản trong thế kỉ 18.

 

  • Thiền tông thời cận đại và hiện đại

Thiền tông chính thức truyền sang Hoa Kỳ do Thiền sư Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. shaku sōen, cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. kōgaku sōen) vào năm 1893. Người có công rất lớn truyền bá rộng rãi Thiền tông ở các nước phương Tây lại là Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966), môn đệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (Essay in Zen Buddhism) do Daisetz Teitaro Suzuki viết đã rất thành công trong hai thập niên 1950 và thập niên 1960|1960. Đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có bản dịch tiếng Việt. Hiện bản dịch này của Thích Tuệ Sỹ và Trúc Thiên có thể được tìm thấy trên mạng Internet ở một số website về Phật giáo.

Các thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã không còn xa lạ mà còn thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Hàng trăm tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lí và thiết kế đã đặt thêm chữ "Zen" vào trong tựa đề.

Tuy không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền tông vẫn luôn luôn gây được một sức thu hút mãnh liệt nơi tín đồ Phật giáo và đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật Đông Á.

Theo Wikipedia

 

Danh mục bài


Hoc_phong_thuy_online

Khải Toàn Phong thuỷ

• Chánh niệm: “Thành công nhờ kiên trì – Trí tuệ nhờ Chánh niệm”, nghĩa rằng muốn thành công phải thật kiên trì, có những việc thực hiện cả vạn lần, tư duy luôn hướng tới những điều tích cực trong mọi hoàn cảnh sẽ sinh ra trí tuệ.

• Nhân quả: Giả dụ mỗi ngày bạn bỏ vào ống heo 100 ngàn đồng, một năm sau heo sẽ mập, mỗi ngày hành thiền 10 phút, một năm sau tâm trí sẽ thành cây đại thụ an tịnh. Đạo lý này nói lên “quả của hôm nay, hoàn toàn là Nhân của hôm qua”.

• Khải Toàn không phải thầy phong thủy nổi tiếng, dùng kiến thức phong thủy chân chính, dùng khả năng tu tập của bản thân, để trợ duyên những vị đủ duyên và đủ phước để cải vận, trong kết quả luôn kèm theo lời khai thị về sống chân thiện, mở lòng bố thí, khuyến nghị hành thiền, đó là những phương tiện gia tăng vận may ngoài ứng dụng phong thủy

• Phong thủy: là phương tiện trợ duyên giúp công danh thăng tiến. Không gian là phong thủy, tâm lý là phong thủy, sạch sẽ gọn là là phong thủy tốt, tâm trạng phấn khởi là phong thủy tốt, vị nào có tấm lòng vị tha không chấp trước hẵn là người có phúc đức.

| Hãy theo dõi kên “Khải Toàn Phong thủy” trên Youtube / Tik TiokFacebook |


Bài viết hay liên quan